Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu vật tư y tế

Kinhtedothi - Lợi dụng tình hình dịch Covid-19, nhiều đối tượng, tổ chức đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để buôn lậu các loại vật tư, thiết bị y tế.

Đây là loại hàng hóa đặc biệt vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, do đó cần đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu vật tư y tế để bảo vệ sức khỏe người dân.

Gia tăng các vụ nhập lậu vật tư, thiết bị y tế

Ngày 3/3 vừa qua, tại thị trấn Liên Quan (huyện Thạch Thất, Hà Nội), Công an huyện Thạch Thất phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra xe ô tô do anh Đỗ Đức Kiên (sinh năm 1993; ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) làm chủ đang dừng đỗ bán hàng trên địa bàn thị trấn Liên Quan.

Đội Quản lý thị trường số 5 Hà Nội thu giữ kít test không rõ nguồn gốc tại quận Hai Bà Trưng ngày 14/3. Ảnh: Thanh Hải

Qua kiểm tra số hàng hóa trên xe, phát hiện 18 thùng nước muối sinh lý, 10 thùng khẩu trang có nhãn hàng hóa đầy đủ đúng quy định do Việt Nam sản xuất, 400 kit test nhanh Covid-19 trị giá 18 triệu đồng do Trung Quốc sản xuất không có thông tin bằng tiếng Việt, không có số lưu hành, chủ lô hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số lô hàng này.

Tổ công tác đã lập biên bản về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là trang thiết bị y tế, tiêu hủy toàn bộ 400 kit test và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng.

Trước đó, ngày 25/2, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã phát hiện lô hàng nhập lậu gồm 5 thùng giấy, bên trong có chứa 3.000 bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 đang tập kết trước cửa nhà số 8 đường Trần Thủ Độ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai).

Tại thời điểm kiểm tra, chủ lô hàng là Q.Đ.Th (sinh năm 1991, ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc lô hàng. Công an quận Hoàng Mai đã củng cố hồ sơ xử lý Q.Đ.Th về hành vi buôn bán hàng giả trong mùa dịch.

Công an TP Hà Nội cảnh báo, thời gian vừa qua, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên các mặt hàng về thiết bị y tế như kit test Covid-19, nước sát khuẩn, khẩu trang y tế và các loại thuốc là những mặt hàng có sức mua lớn.

Lợi dụng nhu cầu lớn, nhiều đối tượng, tổ chức đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để buôn lậu các loại vật tư, thiết bị y tế không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thời gian tới, cơ quan công an tiếp tục phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn, chứng từ, đặc biệt là các trang thiết bị, vật tư y tế.

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối cho biết, buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

Do hàng hóa vật tư y tế sản xuất trong nước và nhập khẩu hợp pháp không đáp ứng đủ nhu cầu, hoặc vì chạy theo lợi nhuận, tranh thủ tận dụng thời điểm khan hiếm hàng hóa để làm giàu nên nhiều tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi buôn lậu vật tư y tế từ nước ngoài vào Việt Nam bán kiếm lời. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe đối với người tiêu dùng khi không ai có thể đảm bảo chất lượng của các sản phẩm này. Vật tư, thiết bị y tế là hàng hóa đặc biệt vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, do đó cần đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu vật tư y tế để bảo vệ sức khỏe người dân.

“Dưới góc độ pháp lý, người có hành vi buôn bán kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ. Trường hợp người có hành vi buôn lậu với giá trị hàng hóa từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về hành vi này hoặc các hành vi như sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Buôn lậu” theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới, từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng. Mức phạt tiền cao nhất đối với người có hành vi này là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức” - luật sư Nguyễn Ngọc Hùng chia sẻ.

Chống buôn lậu, hàng giả phải quyết liệt, thực chất

Chống buôn lậu, hàng giả phải quyết liệt, thực chất

Chủ động phòng, chống sản xuất hàng giả, buôn lậu

Chủ động phòng, chống sản xuất hàng giả, buôn lậu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần thiết phải có mức xử phạt đủ răn đe

Cần thiết phải có mức xử phạt đủ răn đe

10/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Trưởng Phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho rằng, Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã kế thừa những kết quả đạt được từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

 Chuyển biến toàn diện ý thức tham gia giao thông

Chuyển biến toàn diện ý thức tham gia giao thông

10/01/2025 | 09:17

KInhtedothi - Từ ngày 1/1, khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và được áp dụng trên thực tế, văn hóa tham gia giao thông của bộ phận không nhỏ người dân đã có sự thay đổi rõ rệt.

Doanh nghiệp, địa phương quyết tâm tăng trưởng cao

Doanh nghiệp, địa phương quyết tâm tăng trưởng cao

03/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Để thúc đẩy tăng trưởng, các DN, các ngành, địa phương… đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng bứt phá, phát huy vai trò đầu tàu hơn nữa.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ