Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu

Kinhtedothi - Hội thảo “Diễn biến nguồn cung nguyên liệu gỗ năm 2017” diễn ra đã diễn ra ngày 14/12 tại TP Hồ Chí Minh nhằm cung cấp thông tin cần thiết để doanh nghiệp Việt Nam chế biến gỗ có sự chuẩn bị tốt nhất về nguồn cung nguyên liệu và chiến lược phát triển trong thời gian tới...

Trong đó, đa số ý kiến của các đại biểu tham dự là cần hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu để đảm bảo cho doanh nghiệp trong nước đủ nguyên liệu để sản xuất.

Hiện nay, gỗ rừng trồng trong nước đã trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 30 - 40% tổng lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là gỗ cao su và gỗ keo tràm.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể, năm 2015 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, trong đó sản phẩm gỗ đạt 4,79 tỷ USD. Riêng 10 tháng đầu năm 2016 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,59 tỷ USD, trong đó sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Dự báo ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng trong những năm tới đang đặt ra bài toán cung ứng lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nguồn nhập khẩu và rừng trồng trong nước. Hiện nay, gỗ rừng trồng trong nước đã trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 30- 40% tổng lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là gỗ cao su và gỗ keo tràm.
Để bảo vệ ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nước và đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững trong những năm tới, ông Trần Lê Huy - Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA) đề nghị Bộ NN& PTNT, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ ban hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả.

Cụ thể, tăng mức thuế xuất đối với mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ lên cùng mức 20% trong khung quy định Nghị quyết số 830/2009/UBTVQH12 ngày 17/10/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tăng cường các giải pháp thủ tục hành chính, kiểm tra giám sát của Kiểm lâm, Hải quan sở tại và chính quyền địa phương, để hạn chế việc thương nhân việc thương nhân nước ngoài thu gom, khống chế thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước và lẩn tránh thuế xuất khẩu bằng cách giảm giá bán, kê khai không đúng quy cách gỗ nguyên liệu xuất khẩu.

Khi tình hình thị trường gỗ nguyên liệu trong nước ổn định trở lại, Chính phủ nên có giải pháp điều chỉnh mức thuế xuất khẩu các mặt hàng phù hợp định hướng phát triển nghành gỗ trong tương lai...

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tin tài trợ