Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần làm rõ hàng loạt “khuất tất” tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Kinhtedothi - Trong nhiều năm qua, Ban quản lý chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (TP Hà Nội) đã cho dựng hàng chục kiốt, bố trí   gian hàng không nằm trong quy hoạch để đưa tiểu thương vào kinh doanh. Thậm chí, khu vực nhà vệ sinh cũng bị “bủa vây”…

Chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ nhếch nhác và phản cảm

Để làm rõ những “khuất tất” trong công tác quản lý ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã về nắm bắt tình hình và tìm hiểu, thu thập thông tin từ phía người dân cũng như cán bộ địa phương. Qua đó được biết, chính những tiểu thương buôn bán trong chợ từ hàng chục năm qua đã phải lên tiếng về những bất cập trong công tác quản lý của Ban quản lý chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ.

Tuy nhiên, do sợ bị trả thù nên các tiểu thương xin phép không dám nêu tên của mình trên mặt báo, mà chỉ dám chia sẻ thông tin và một số hoạt động của chợ với phóng viên. Qua thu thập thông tin từ các đầu mối, phóng viên được biết những năm gần đây hoạt động kinh doanh, buôn bán gia cầm của các tiểu thương ở chợ gia cầm Hà Vỹ vẫn diễn ra bình thường.

Nhiều khuất tất tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ cần sớm được UBND huyện Thường Tín vào cuộc, xử lý

Nhưng những ngày qua, tình trạng ô nhiễm môi trường tại chợ từ các loại rác, chất thải, phân, xác gia cầm chết do chậm xử lý, thu dọn đã gây ảnh hưởng cho các tiểu thương. Cùng với đó, tại khu đất lưu không ở cuối và ven chợ đã được Ban quản lý chợ cho hàng chục tiểu thương dựng lều lán, căng phông bạt ngang nhiên kinh doanh gia cẩm từ nhiều năm qua đang gây bức xúc cho 162 tiểu thương có hợp đồng thuê ki ốt.

Chính việc hoạt động trái phép của khoảng 45 tiểu thương tại các ki ốt “tự phát” trong chợ gia cầm Hà Vỹ đã gây cản trở đến việc buôn bán của 162 tiểu thương có hợp đồng thuê ki ốt với ban quản lý chợ. Cùng với đó, một số tiểu thương dựng lều lán trái phép phía sau chợ từ nhiều năm qua còn “bủa vây” luôn cả các khu nhà vệ sinh khiến các tiểu thương phải đi vệ sinh bừa bãi.

Một trong những khu nhà vệ sinh tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ đã được sử dụng làm ki ốt kinh doanh của tiểu thương

Những sai phạm của Ban quản lý chợ khi cho thuê vị trí bán hàng không theo quy hoạch và cùng với những vi phạm của những tiểu thương tự ý dựng ki ốt đã gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh tại đây. Trao đổi với phóng viên, một số tiểu thương trong chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ là những người có hợp đồng thuê kiốt với chính quyền địa phương không giấu nổi sự bức xúc.

Nhiều tiểu thương khi cung cấp thông tin cho phóng viên không dám nêu họ tên vì ngại và đặc biệt hơn cả là sợ bị trả thù vì đều biết mặt và tên nhau. Theo nguồn tin phóng viên thu thấp từ các tiểu thương, sau một thời gian chợ đi vào hoạt động, Ban quản lý chợ đã tự ý cho khoảng 45 tiểu thương thuê mặt bằng rồi dựng ki ốt, làm lều lán, căng phông bạt che mưa, che nắng kinh doanh gia cầm tại khu vực đất lưu không và bao quanh khu vực nhà vệ sinh, những ki ốt này không nằm trong 162 gian kiốt được quy hoạch theo thiết kế chợ xây dựng ở giai đoạn 1.

Không ai nghĩ rằng, thời gian qua các tiểu thương tại chợ gia cầm Hà Vỹ phải đi vệ sinh bừa bãi do khu vực nhà vệ sinh đã được cho thuê  làm ki ốt kinh doanh

Do các hộ kinh doanh trái phép ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ  không phải chịu nhiều chi phí, thuế, dịch vụ phí và giá thành bán hàng lại rẻ nên đông khách hàng đến giao dịch hơn 162 tiểu thương có hợp đồng thuê ki ốt với Ban quản lý chợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho 162 tiểu thương có hợp đồng thuê ki ốt với Ban quản lý chợ và chính quyền địa phương bức xúc.

Bên cạnh đó, do không nằm trong quy hoạch nên các tiểu thương có ki ốt vi phạm không thể giữ gìn, đảm bảo vệ sinh tốt được nên đã gây ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường khu vực chợ. Cứ vào mùa hè hoặc những ngày trời mưa thì mùi hôi từ rác thải, chất thải của khu vực này càng nhếch nhác, phản cảm, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường cho khu chợ.

Khu đất lưu không trong chợ  đầu mối gia cầm Hà Vỹ đã được cho thuê trái phép 

Bất bình trước sự việc, một số tiểu thương đã có đơn kiến nghị gửi đến UBND huyện Thường Tín nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi. Thậm chí, một số tiểu thương sau khi kiến nghị còn bị đe dọa khiến việc kinh doanh, buôn bán gia cầm trong chợ càng thêm khó khăn. Mặc dù, UBND huyện Thường Tín đã thành lập đoàn kiểm tra nhằm làm rõ vi phạm, tuy nhiên đến nay vụ việc đã bị lãng quên rồi rơi vào “im lặng”.

Qua làm việc với Chủ tịch UBND xã Lê Lợi Nguyễn Tấn Phát thì ông Phát thừa nhận việc liên quan đến 13 ki ốt trái phép cuối chợ và hơn 30 tiểu thương ngang nhiên dựng lều bạt ở khu đất lưu không trong chợ là những ki ốt được lãnh đạo UBND xã nhiệm kỳ trước cùng Ban quản lý chợ xây dựng và cho thuê trái quy định đang gây bức xúc cho các tiểu thương là đúng. Qua đó, UBND xã đã nhiều lần có văn bản gửi UBND huyện đề nghị sớm được làm rõ sai phạm để ổn định tình hình hoạt động kinh doanh tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ.

Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục thông tin vụ việc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ