Cần môi trường thủy sinh khỏe mạnh cho Hồ Tây
Kinhtedothi - Hồ Tây đã bình yên trở lại sau sự cố cá chết hàng loạt hồi đầu tháng 10. Xác cá đã được thu dọn hết, nhưng điều người dân mong mỏi nhất là làm sao để Hồ Tây có một môi trường thủy sinh khỏe mạnh, không bao giờ phải đối diện với những sự cố nghiêm trọng như vậy nữa.
Ô nhiễm từ nhiều nguồn
Nguyên nhân cụ thể hiện tượng cá chết hàng loạt tại Hồ Tây vẫn đang tiếp tục được điều tra làm rõ. Nhưng hiện tại, giới chuyên gia nhận định, môi trường ô nhiễm nặng nề trong suốt một thời gian dài đã khiến sức khỏe của Hồ Tây suy yếu nghiêm trọng. Các chuyên gia cũng xác định, có rất nhiều nguồn, nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm Hồ Tây. Đầu tiên phải kể đến lượng nước thải xả thẳng vào hồ không qua xử lý, bắt nguồn từ cống rãnh, nhà nổi, cơ sở kinh doanh trên và ven Hồ Tây. Ví như khu vực ngã ba Thụy Khuê - Thanh Niên, nơi tập hợp phần lớn các du thuyền, nhà nổi đã hoạt động kinh doanh trái phép trên Hồ Tây từ nhiều năm qua, hay các cống phía sau Công viên nước Hồ Tây, Khách sạn Sheraton…
Còn nhiều miệng cống xả thải trực tiếp ra Hồ Tây, nước hồ vẫn sẽ còn ô nhiễm. Ảnh: Đặng Sơn |
Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng cho biết, hiện có khoảng 30 cống đấu
Về lâu dài, Hà Nội cần tập hợp các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực như môi trường, văn hóa, lịch sử... để cùng với cơ quan quản lý đưa ra những giải pháp căn cơ cho Hồ Tây cũng như tất cả các hồ trên địa bàn TP. PGS.TS Hà Đình Đức - Hội Bảo vệ thiên nhiên & môi trường Việt
Hà Nội cần xây dựng một đề tài nghiên cứu toàn diện về việc quản lý các hồ trong đó có Hồ Tây để các hồ phát triển bền vững theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, có môi trường thủy sinh bền vững, khỏe mạnh mới mong phát huy hết tiềm năng về du lịch, sinh thái... GS Mai Đình Yên - Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội |
nối trực tiếp với hồ, trong đó khoảng 20 cống dẫn nước thải sinh hoạt, kinh doanh; nhiều cống thông giữa Hồ Tây với các ao hồ, đầm phụ cận. Đặc biệt có ống cống lớn, đường kính trên 1m, được xây dựng từ thế kỷ trước, đến nay đã không còn hồ sơ để theo dõi, lần tìm mạng lưới.
Qua quan sát thực tế cho thấy, rất nhiều miệng cống âm ỉ xả nước thải suốt ngày đêm vào Hồ Tây, quanh khu vực những miệng cống này, nước đổi màu đen kịt hoặc xanh sẫm, bốc mùi tanh hôi nồng nặc. Người dân quanh hồ cũng cho biết, thi thoảng, khi thay đổi thời tiết đột ngột vẫn xuất hiện cá chết lác đác, nhưng chưa khi nào chết nhiều như đợt này. Thực tế đó cho thấy tình trạng xả thải trực tiếp, không được thu gom đầy đủ vào khu vực xử lý riêng, tồn tại suốt nhiều năm qua, đã khiến Hồ Tây ô nhiễm nặng nề đến mức báo động rất cao.
Cơ quan quản lý nhiều nhưng chưa sát
Nói về thực trạng xả thải và biện pháp quản lý môi trường Hồ Tây, Trưởng phòng TN&MT, UBND quận Tây Hồ Lê Quang Chính cho biết, có rất nhiều bất cập. Đơn cử như Nhà hàng Sen Tây Hồ, trạm xử lý nước thải nội bộ của họ do
Hiện Hồ Tây chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan chức năng như: UBND quận Tây Hồ, Sở TN&MT, Ban Quản lý Hồ Tây, Ban Hạ tầng kỹ thuật Hồ Tây… thế nhưng, tình trạng xả thải gây ô nhiễm hồ vẫn tiếp diễn phổ biến. Thậm chí đã có hẳn một Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây, song quá trình đấu nối, thu gom nước thải vẫn diễn ra rất chậm chạp trong khi sức khỏe của hồ suy yếu nghiêm trọng. Bí thư Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng cho hay: “Quận sẽ kiến nghị TP cho bịt hết các miệng cống xả thải trực tiếp ra hồ, yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung”. Ông Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm, sẽ tiến hành trồng bè thủy sinh, giỏ rêu thu thải tại các miệng cống, khu vực xả thải để làm sạch môi trường nước. Nhưng vấn đề dư luận quan tâm là đến bao giờ những biện pháp cấp bách này mới được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.