Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cẩn trọng khi mua thuốc chữa Covid-19

Kinhtedothi - Khi số ca F0 được ghi nhận ngày càng tăng thì thị trường thuốc, trang thiết bị y tế cũng trở nên nhộn nhịp, sôi động thêm.

Mọi người lo lắng mình có thể trở thành F0 nên đã nhanh tay tìm mua các loại thuốc được quảng cáo, bán trôi nổi trên mạng. Điều này vô cùng nguy hiểm, vừa lãng phí, vừa có thể để lại hậu quả khôn lường.

Các nhà thuốc trên đường Trần Đăng Ninh (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đều tấp nập người vào mua thuốc và kit test nhanh Covid -19. Ảnh: Duy Khánh  

Không mua, dùng thuốc tùy tiện

Từ những kinh nghiệm truyền tai nhau trên mạng xã hội, rất nhiều người nhiễm Covid-19 hay người có nguy cơ nhiễm Covid-19 đã nhanh tay tìm mua các sản phẩm được quảng cáo có công dụng "điều trị, dự phòng" SARS-CoV2. Mặc dù chưa được cấp phép tại Việt Nam, có nhiều sản phẩm quảng cáo dưới mác "hàng xách tay" nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng bởi "thấy bảo bên nước ngoài họ dùng tốt lắm".

Chị D, 50 tuổi, ở Hà Nội chia sẻ, nhà có F0 nên chị nhanh tay mua được 1 hộp thuốc đỏ Abidol của Nga với giá 200.000 đồng/hộp để uống dự phòng. Theo hướng dẫn của nhà cung cấp, 1 hộp thuốc Abidol có 10 viên. Ai là F1 thì uống 1 viên/ngày. "Mấy ngày gần đây, số ca nhiễm tăng nhanh, khi tôi hỏi mua thêm thì đã tăng lên 500.000 đồng/hộp" - chị D. cho biết.

Trường hợp khác là chị T, 45 tuổi vốn có bệnh về đường hô hấp nên rất lo lắng mình bị nhiễm sẽ nặng, dù đã tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19. Vì thế, chị T, đã dự phòng 10 hộp Abidol màu xanh trong nhà. Khi nghe tin đồng nghiệp là F0 chị T, đã vội vàng uống ngay "liều dự phòng" như lời quảng cáo sản phẩm trên mạng.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đây là những sản phẩm xách tay, không rõ nguồn gốc. Vì vậy, người dân không nên tự ý sử dụng. Việc này vừa gây lãng phí tiền bạc, vừa tiếp tay cho các nhóm buôn lậu thuốc.

Còn theo dược sĩ Hà Quang Tuyến - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, "thuốc xanh, thuốc đỏ" hay Arbidol (Umifenovir) là thuốc kháng virus phổ rộng được cấp phép sử dụng để dự phòng và điều trị cúm mùa tại Trung Quốc và Nga từ năm 2006. Thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy thuốc Arbidol có hoạt tính kháng virus đối với một số virus đường hô hấp ở người như virus cúm A, B, C, adenovirus, rhinovirus…

Tại Trung Quốc, Umifenovir cũng được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 ngay giai đoạn đầu bùng phát dịch, tuy nhiên kết quả về hiệu quả không đồng nhất giữa các nghiên cứu. Một nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả giữa việc dùng Arbidol và không dùng Arbidol ở bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, sử dụng Arbidol có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ hơn như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn.

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi thuốc kháng virus có chỉ định trên một số đối tượng bệnh nhân Covid-19 nhất định. Vì thế, việc dùng các thuốc kháng virus này cần đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, các thuốc trị Covid-19 này có khá nhiều chống chỉ định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ, trong quá trình sử dụng cần giám sát cẩn thận tác dụng phụ để tránh xảy ra rủi ro. Hiện nay, thuốc Arbidol và Areplivir đều chưa được cấp phép lưu hành và nhập khẩu chính thức tại Việt Nam.

Chảy máu tiêu hóa do dùng Corticoid

Cùng với việc săn lùng các loại thuốc ngoại theo lời truyền miệng, người dân cũng có thói quen chữa bệnh theo kinh nghiệm của người từng mắc hơn là theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với Covid-19, đây là bệnh mới nên người bệnh càng lo lắng, khi vào mạng xã hội để tham khảo thông tin đã tuỳ tiện áp dụng mà không có sự chắt lọc một cách tỉnh táo. Có những thông tin tư vấn theo kinh nghiệm nhưng cũng có người thông qua tư vấn để bán hàng. Điều này đã dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi và gặp phải hậu quả đáng tiếc.

Điển hình là trường hợp mà bác sĩ Nhật Minh Thắng, chuyên khoa Tiêu hóa - thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc và điều trị F0 tại nhà chứng kiến. Bác sĩ Nhật Minh Thắng chia sẻ: "Mấy ngày gần đây, khi thăm khám cho bệnh nhân đã phát hiện F0 bị chảy máu tiêu hóa do tự ý dùng Corticoid (loại Medrol 16mg) để điều trị Covid-19".

Còn theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, dù các bác sĩ liên tục cảnh báo nhưng tình trạng lạm dụng Corticoid (Medrol) vẫn xảy ra rất nhiều. "Người già, trẻ con cứ ho sốt, sợ ăn xuống phổi, là các dược sĩ bán thuốc, "lang vườn" kê cho người bệnh Medrol. Tác dụng đúng là có đỡ sốt, đỡ ho, đỡ sưng nề nhưng hậu quả thì vô cùng. Cụ thể, Medrol làm ức chế hệ miễn dịch, tiếp tay cho virus nhân lên, dễ bội nhiễm vi khuẩn, làm bùng phát tiểu đường, huyết áp và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác" - bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho biết.

 

Medrol hay các loại tương tự không đắt tiền nhưng rất hại. Khi bệnh nhân chưa phải thở oxy, nhất quyết không dùng Corticoid. Corticoid rất tốt trong việc chống bão cytokine nhưng dùng sớm quá thì chỉ làm bệnh tình tồi tệ hơn.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

02/02/2025 | 23:50

Kinhtedothi - Bộ Y tế cho hay, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật (trong đó có 3.301 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn).

“Cho đi là còn mãi”

“Cho đi là còn mãi”

30/01/2025 | 05:11

Kinhtedothi - Ở bất kỳ thời đoạn nào, câu chuyện của những người hiến tạng luôn khiến người nghe nghẹn ngào, cảm phục. Nghĩa cử cao cả ấy luôn chạm đến trái tim của mọi người, khiến người ta thêm thấu hiểu, cuộc sống cho dù khắc nghiệt đến mấy, thì cũng có những con người sẵn sàng vì người khác mà hy sinh…

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ