Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Căng thẳng Serbia - Kosovo lại bùng phát

Kinhtedothi - Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thông báo Belgrade sẽ chính thức yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo (KFOR) cho phép họ triển khai quân đội và cảnh sát của nước này ở phía Bắc Kosovo.

Người Serbia ở Kosovo chặn một tuyến đường gần làng Rudine, North Mitrovica, Kosovo, ngày 10-12-2022. Ảnh Reuters

Chính phủ Belgrade dự kiến chính thức gửi thư đề nghị vào ngày 12 hoặc 13/12, đánh dấu lần đầu tiên Serbia yêu cầu triển khai lực lượng đến Kosovo theo các điều khoản trong Nghị quyết 1244 của Liên Hợp quốc về chấm dứt cuộc chiến Kosovo (1998 - 1999). “Chúng tôi sẽ yêu cầu chỉ huy KFOR đảm bảo việc triển khai quân đội cùng cảnh sát Serbia đến hai vùng lãnh thổ Kosovo và Metohija, mặc dù tôi không chắc yêu cầu được chấp nhận” - Tổng thống Vucic phát biểu trong tuyên bố tối 10/12 (giờ địa phương).

Động thái này diễn ra sau một loạt căng thẳng giữa chính quyền Kosovo với người Serbia ở phía Bắc Kosovo. Theo Reuters, người Serbia sống ở nhiều khu vực phía Bắc Kosovo hôm 10/12 (giờ địa phương) đã chặn các con đường chính để phản đối chính quyền và cảnh sát Kosovo về một số quyết định bắt giữ. Xe tải, xe cứu thương và máy nông nghiệp được sử dụng làm chướng ngại vật và các vụ đọ súng giữa người dân với cảnh sát đã nổ ra cùng ngày.

Cảnh sát Kosovo cho biết, một số sĩ quan của họ đã bị bắn trong các cuộc đụng độ hôm 10/12, nhưng không thông báo về con số thương vong cụ thể. Kosovo đã đóng hai cửa khẩu biên giới với Serbia, đồng thời ra lệnh hoãn bầu cử địa phương đến tháng 4 năm sau. Cuộc bầu cử dự kiến tổ chức vào ngày 18/12 tới, nhưng vấp phải đe dọa tẩy chay từ cộng đồng người Serb tại đây.

Kosovo, chủ yếu là người Albania sinh sống, tách khỏi Serbia năm 1999 và tuyên bố độc lập năm 2008 dưới sự hậu thuẫn của phương Tây. Phía Serbia không công nhận nền độc lập này và luôn coi tỉnh cũ của mình là một phần lãnh thổ quốc gia. Căng thẳng giữa hai bên bùng lên vào tháng trước khi Kosovo cố gắng yêu cầu người dân tộc Serb đổi biển số ô tô cũ của họ có từ trước năm 1999.

Quyết định này khiến người Serbia ở Kosovo rút khỏi tất cả các tổ chức trung ương và địa phương, trước khi một thỏa thuận do quan chức Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian đã đạt được để chấm dứt tranh chấp vào cuối tháng 11 vừa qua.

Sau báo cáo về các cuộc đụng độ vào ngày 10/12, Thủ tướng Serbia Ana Brnabic cáo buộc lực lượng gồm khoảng 4.000 nhân viên gìn giữ hòa bình, bao gồm cả KFOR, đã không làm đúng nhiệm vụ để bảo vệ được người Serb trước lực lượng an ninh Kosovo. Bà Ana cũng chỉ trích các hành động của Kosovo đã làm leo thang cẳng thẳng trong khu vực, đẩy tình hình ở Kosovo đến “bờ vực chiến tranh”.

Trong bài phát biểu tối 10/12, Tổng thống Vucic đã trích dẫn một phần Nghị quyết 1244, trong đó nêu rõ rằng Serbia có thể triển khai đến 1.000 binh sĩ, cảnh sát cùng sĩ quan an ninh đến các địa điểm Cơ đốc giáo chính thống, khu vực nơi tộc người Serbia chiếm đa số và cửa khẩu biên giới nếu được KFOR chấp thuận.

Thời điểm Nghị quyết 1244 được thông qua, cộng đồng quốc tế chỉ công nhận Kosovo như một phần của Serbia. Bình thường hóa quan hệ với Kosovo sau đó được đưa ra như một điều kiện chính để Serbia gia nhập EU.
Đáp lại các tuyên bố từ Serbia, Thủ tướng Kosovo Albin Kurti cảnh báo đáp trả “các hành động gây hấn”: “Chúng tôi không muốn xung đột, chúng tôi muốn hòa bình và tiến bộ, nhưng chúng tôi sẵn sàng đáp trả các hành động gây hấn bằng tất cả sức mạnh mà chúng tôi có”.

Loạt quốc gia EU phản đối hạ trần giá khí đốt Nga hơn nữa

Loạt quốc gia EU phản đối hạ trần giá khí đốt Nga hơn nữa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ