Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt do nắng nóng

Kinhtedothi - Những ngày qua, nắng nóng gay gắt bao trùm khắp cả nước với mức nhiệt 40 - 44 độ C khiến nhiều người bị sốc nhiệt. Khi cơ thể bị sốc nhiệt, sẽ làm tổn thương đa cơ quan dẫn đến suy đa tạng nếu không được xử trí y tế kịp thời, thậm chí tử vong.

Tử vong do sốc nhiệt

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng gay gắt đã khiến 2 người đàn ông tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bị sốc nhiệt, tử vong sau khi đi ngoài đường. 2 nạn nhân được xác định cùng ở xã Kim Song Trường là ông N.H.O. (80 tuổi, trú tại thôn Đình Hồ) và ông N.H.T. (70 tuổi, ngụ tại thôn Phúc Yên).

Sáng 28/4, ông N.H.O. đi xe đạp sang nhà người thân ở cùng xã chơi. Trưa về, do tuổi cao sức yếu cùng với thời tiết nắng nóng hơn 40 độ C khiến ông O. bị say nắng, ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng đã tử vong do bị sốc nhiệt.

Tương tự, trưa 27/4, ông N.H.T. đi bộ từ nhà con ở cùng thôn về nhà với quãng đường chỉ 500 m cũng bị sốc nhiệt ngất xỉu nằm ra đường và tử vong sau đó.

Trước đó, nhiều bệnh viện liên tục tiếp nhận bệnh nhân bị sốc nhiệt, đột quỵ do thời tiết nắng nóng gay gắt. Đơn cử, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận nam thanh niên (29 tuổi) chuyển từ Bệnh viện huyện Thạch Thất, Hà Nội với chẩn đoán sốc nhiệt có tổn thương nội tạng (gan, thận, huyết học) sau khi chạy bộ khoảng 5km vào lúc 17 giờ chiều.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được kiểm soát thân nhiệt, truyền dịch, bù điện giải và các phương pháp điều trị nội khoa tích cực khác, nhờ đó, cải thiện chức năng các tạng, không để lại di chứng.

Bệnh nhân cấp cứu tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân V.V.C. (55 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng có biểu hiện đột quỵ, khó nói, méo miệng. Ông C. là bảo vệ, thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Do thời tiết nắng nóng nên bệnh nhân bị kiệt sức, người uể oải và ngã quỵ. May mắn, ông được cấp cứu trong thời gian vàng.

Cũng có nhiều bệnh nhân bị đột quỵ do nắng nóng nhưng nhập viện muộn, khiến việc hồi phục trở nên khó khăn. Điển hình như ông T. (là thợ xây, ở Gia Lâm, Hà Nội), khi đang làm việc trên giàn giáo, bất ngờ cảm thấy tối sầm mặt, loạng choạng, hoa mắt. Ông T. nhập viện muộn sau khi đã qua giờ vàng điều trị nên bị biến chứng nặng nề.

Sốc nhiệt, say nắng là hiện tượng nhiều người lo ngại khi miền Bắc đang bước vào những ngày Hè nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa.

Bác sĩ Nguyễn Văn Học - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, nắng nóng gây cơ thể mất nước, muối nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến máu bị lưu thông kém. Hậu quả là làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó tăng nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ.

Say nắng và sốc nhiệt đều dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt và triệu chứng tổn thương thần kinh trung ương. Triệu chứng kinh điển của tình trạng này là tăng thân nhiệt trên 40 độ C và suy chức năng thần kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp. Trong đó, những người có bệnh lý nền thường có nguy cơ gặp phải hậu quả nghiêm trọng hơn.

Sơ cứu người bị sốc nhiệt

Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Thanh thiếu niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt.

Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt cũng như không mấy chú tâm đến chúng, hoặc họ có thể cảm thấy ngại khi than phiền về việc cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi khuyến cáo, người dân nếu phải ở lâu ngoài trời, cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất.

Mỗi người dân phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước. Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng.

Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 - 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng.

Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế lưu ý, khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Ở mức độ nhẹ, chuyển nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.

Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10 - 15 phút, các biểu hiện sẽ giảm dần. Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Chuyên gia cảnh báo sốc nhiệt do nắng nóng

Chuyên gia cảnh báo sốc nhiệt do nắng nóng

Đề phòng nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng

Đề phòng nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

18/01/2025 | 07:50

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Trước đó, Bộ Y tế ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết và mùa lễ hội năm 2025.

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

13/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Ngày 13/1, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã,; tăng 19 trường hợp so với tuần trước.

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

12/01/2025 | 21:57

Kinhtedothi - Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp chào đón năm mới 2025, Trung tâm HTSS IVF Hồng Ngọc đang triển khai chương trình lì xì năm mới với hàng ngàn voucher ưu đãi hấp dẫn, cao nhất giảm đến 30 triệu đồng.

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

11/01/2025 | 22:11

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh, thành miền Bắc thời tiết rét đậm về đêm. Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ rét đậm, vùng núi cao đề phòng băng giá và sương muối. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ