Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cấp thiết có phương án quy hoạch, bảo tồn giá trị cầu Long Biên

Kinhtedothi-Hà Nội đã và sẽ có nhiều cây cầu hiện đại bắc qua sông Hồng nhưng không thể có cây cầu nào thay thế được vai trò lịch sử của cầu Long Biên huyền thoại. Đã đến lúc cần có phương án tổng thể về quy hoạch, bảo tồn và tôn tạo nhằm phát huy giá trị cầu Long Biên.

Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo khoa học “Đổi mới, sáng tạo trong công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị cầu Long Biên” do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Công ty Tư vấn đầu tư và Phát triển cầu Long Biên và Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức sáng 25/10.

Cây cầu với những vết thương kéo dài nhiều thập kỷ

Quang cảnh buổi hội thảo.

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho hay, sau hơn 120 năm đưa vào khai thác sử dụng, cầu Long Biên đã trải qua 3 lần cải tạo lớn và nhiều lần trùng tu. Tuy nhiên do bị tàn phá bởi chiến tranh và có tuổi thọ quá lớn nên cây cầu giờ đây đã xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn giao thông. Hơn nữa hiện chiều cao tĩnh không của cây cầu đã lạc hậu, khó đáp ứng yêu cầu giao thông đường thủy. Cảnh quan hai bên bờ sông nơi có cây cầu bắc qua dù đã có quy hoạch nhưng hiện vẫn là vùng đất hoang chưa được tôn tạo, làm đẹp cho cửa ngõ vào phố cổ Hà Nội.

Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, mặc dù đã có không ít các cuộc hội thảo, tọa đàm của giới chuyên môn, nhà quản lý và chuyên gia văn hóa, lịch sử bàn về nội dung bảo tồn, khai thác và cầu Long Biên được nhắc đến nhiều trong các dự án trùng tu, khôi phục nhưng đến nay cây cầu vẫn đang trong tình trạng xuống cấp.

Do vậy, đã đến lúc cần có một phương án tổng thể về việc bảo tồn và tôn tạo cầu Long Biên trên cơ sở khoa học, chọn lọc những giá trị tiêu biểu trong suốt lịch sử biến động của cây cầu để bảo tồn, phục dựng cho hậu thế mai sau.

“Quá trình nghiên cứu, bảo tồn và tôn tạo nên gắn kết cùng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được phê duyệt, qua đó tạo không gian văn hóa, du lịch, cảnh quan, thúc đẩy việc quy hoạch và chuyển đổi bãi giữa sông Hồng thành công viên trung tâm của thành phố. Đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trong đó có cây cầu Long Biên” – ông Trần Ngọc Chính nhấn mạnh.

Cùng bàn về sự cấp thiết có giải pháp phục hồi cầu Long Biên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trăn trở, cây cầu Long Biên không chỉ đơn giản nối liền hai bờ sông Hồng mà là cầu nối nước Pháp với Việt Nam, nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Cây cầu là một chứng nhân lịch sử qua bao thăng trầm trong hơn 120 năm qua. Ấy thế mà thực trạng cây cầu hiện nay vô cùng ảm đạm, trên mình còn mang bao nhiêu vết thương chiến tranh mặc dù đã được các cơ quan chức năng Việt Nam chạy chữa chắp vá hàng năm.

“Có lẽ trong chúng ta không ai có thể đứng nhìn một cây cầu Long Biên huyền thoại trong tình trạng như vậy kéo dài từ năm này qua năm khác, khi chiến tranh đã kết thúc gần nửa thế kỷ rồi. Quá khứ không thể thay đổi nhưng chúng ta có thể làm chủ tương lai” – nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bày tỏ tâm tư.

Cầu Long Biên sau hơn 120 năm đưa vào khai thác sử dụng hiện đã xuống cấp nặng nề.

Nên bảo tồn nguyên trạng cây cầu lịch sử

Đề xuất những ý tưởng bảo tồn và tôn tạo cầu Long Biên, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, TS.KTS Phan Đăng Sơn cho rằng, bước đầu tiên cần tiến hành quy hoạch tổng thể vùng ven hai bờ sông Hồng một cách kỹ càng, trong đó xác định cầu Long Biên là một thông số nền tảng để tham chiếu quan trọng và tất yếu. Việc lập quy hoạch này phải tạo được cho cầu một vị trí xứng đáng trong bất kỳ phương án nào.

Về tổ chức cảnh quan và kiến trúc không gian đô thị khu vực cần tôn trọng tối đa quy họach chi tiết đã hình thành tại khu vực cầu từ thời Pháp thuộc. Cùng với việc nghiên cứu tổ hợp cầu vào điểm nhấn cảnh quan, kết hợp tạo không gian khu vực tương hỗ hài hòa.

Cũng theo TS.KTS Phan Đăng Sơn, không nên xây dựng tuyến giao thông thay thế bằng cầu mới quá gần cầu hiện tại. Tuyến giao thông thay thế mới này cần tổ chức dạng kiến trúc thật đơn giản, càng giảm thiểu hiện diện hình càng tốt. Không tổ chức quy hoạch xây dựng công trình cao tầng quá gần cầu (trong phạm vi 500m).

Về phương cách ứng xử về phục chế, vị chuyên gia cho rằng, cần lựa chọn cách phục chế cơ bản giữ được nguyên trạng như thời kỳ cầu được xây dựng và khai thác hết chức năng của thời Pháp thuộc (trước năm 1950). Cách làm phục chế phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trùng tu, đặc biệt là hạn chế tối đa can thiệp vào di tích, mọi sự can thiệp khi cần thiết cũng không làm giảm, thay đổi những đặc điểm cơ bản và những giá trị vốn có của di tích.

Các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiên thiết thực cho việc bảo tồn và tôn tạo cầu Long Biên.

Quan điểm bảo tồn nguyên trạng cây cầu Long Biên nhận được sự đồng tình của rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đề xuất, phục hồi lại đúng nguyên bản thiết kế của cây cầu với 20 trụ cầu lớn và 19 nhịp cầu hình dáng như rồng lượn cho tương thích với danh xưng Thăng Long của Thủ đô ngàn năm văn hiến. “Biến cầu Long Biên thành cầu đi bộ, thành một trung tâm văn hóa đêm của Hà Nội, kết hợp với khai thác bãi giữa sông Hồng, chắc chắn sẽ là điểm độc đáo của du lịch Hà Nội, Việt Nam và thế giới. Đây là một mỏ vàng của du lịch Hà Nội mà chúng ta chưa khai thác” – ông Nguyễn Dy Niên khẳng định.

Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh, để có cơ sở hiện thực hóa các dự án bảo tồn cầu Long Biên thì Cục Đường bộ cần chuyển giao cây cầu cho Hà Nội quản lý và vào cuộc hoặc nếu không thì Cục Đường bộ cần sớm làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới. Cần xác định đây là công trình văn hóa biểu tượng chứ không chỉ là công trình sử dụng dân dụng, vì vậy để bảo tồn một công trình văn hóa tối ưu nhất cần sớm được UNESCO công nhận là di sản, tài sản của nhân loại. Sau khi được công nhận là di sản mới kêu gọi thực hiện các dự án bảo tồn hiệu quả.

 

Muốn giữ cầu Long Biên trước hết chính quyền Hà Nội cần lên tiếng đề xuất cầu Long Biên là một di sản. Đồng thời, đề nghị Bộ GTVT sớm làm tuyến đường sắt mới thay thế tuyến đường sắt đang chạy trên cầu. Từ đó mới có cơ sở để tiến hành các phương án bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên. Công tác bảo tồn cây cầu là công việc khó và phức tạp, do đó cần xác định bước đi, quy trình thực hiện hợp lý, rõ ràng giữa nhà chuyên môn, nhà đầu tư và chính quyền - nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo tồn để nâng tầm giá trị di sản cầu Long Biên

Bảo tồn để nâng tầm giá trị di sản cầu Long Biên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ