Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chính thức: Jakarta không còn là thủ đô Indonesia

Kinhtedothi - Quyết định “đổi” Thủ đô của quốc gia Đông Nam Á được đưa ra do lo ngại về tính bền vững của trung tâm chính trị do tình trạng tắc nghẽn giao thông cũng như sụt lún nghiêm trọng của Jakarta.

Indonesia đã đặt tên cho thủ đô mới là Nusantara, trong bối cảnh các nhà lập pháp chấp thuận việc chuyển từ Jakarta đến Kalimantan - một khu vực rừng rậm phía đông đảo Borneo.

Giao thông tắc nghẽn ở Jakarta vào giờ cao điểm. Ảnh: AP

Tên thủ đô mới trong tiếng Indonesia có nghĩa là "quần đảo".

Quyết định “đổi” Thủ đô của quốc gia Đông Nam Á được đưa ra do lo ngại về tính bền vững của trung tâm chính trị gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn giao thông cũng như sụt lún nghiêm trọng của Jakarta. Hạ viện Indonesia hôm 19/1  đã chính thức thông qua dự luật liên quan đến việc di dời Thủ đô.

"Việc di dời thủ đô đến Kalimantan dựa trên một số cân nhắc, lợi thế khu vực và phúc lợi. Với tầm nhìn về sự ra đời của một trung tâm kinh tế mới ở giữa quần đảo", Suharso Monoarfa, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia cho biết.

Tổng thống Joko Widodo lần đầu tiên tuyên bố sẽ dời thủ đô vào năm 2019, với lý do lo ngại về tính bền vững kinh tế và môi trường của Jakarta.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Jakarta nằm trên vùng đất sình lầy gần biển - đặc biệt dễ sụt lún- trở thành một trong những thành phố chìm nhanh nhất trên Trái đất. Thủ đô cũ đã bị sụt giảm xuống biển Java với tốc độ đáng báo động do khai thác quá mức nguồn nước ngầm.

Đây cũng là một trong những khu vực đô thị đông dân nhất thế giới, là nơi sinh sống của hơn 10 triệu người và ước tính khoảng 30 triệu dân ở khu vực đô thị lớn hơn, theo Liên Hợp quốc.

Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani hôm 19/1 cho biết, dự luật di dời thủ đô đã được thông qua với sự chấp thuận của phần lớn thành viên. Các nhà lập pháp đã nhấn mạnh tầm quan trọng việc xem xét cẩn thận tác động môi trường của sự phát triển mới. Theo số liệu từ Cơ quan Quy hoạch và Phát triển Quốc gia, tổng diện tích đất của Thủ đô mới sẽ vào khoảng 256.143 ha (khoảng 2.561 km vuông) - hầu hết được chuyển đổi từ diện tích rừng.

Sri Mulyani, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 19/1 rằng, sẽ có năm giai đoạn phát triển ở thủ đô mới. Giai đoạn đầu tiên dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2022 và kéo dài đến năm 2024, các giai đoạn tiếp theo ​​sẽ kéo dài đến năm 2045, Monoarfa cho biết.

Các ước tính trước đây cho biết dự án đầy tham vọng này có thể sẽ tiêu tốn khoảng 32 tỷ USD, theo CNN Indonesia.

Thị trường than toàn cầu chao đảo vì lệnh cấm của Indonesia

Thị trường than toàn cầu chao đảo vì lệnh cấm của Indonesia

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm  phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

Kinh nghiệm phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

13/01/2025 | 14:17

Kinhtedothi - Với dân số chưa tới 1 triệu, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

05/01/2025 | 18:47

Kinhtedothi - Tình trạng tranh chấp về bãi đỗ xe đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều TP lớn ở Ấn Độ, đặc biệt là Thủ đô Delhi. Điều này đã trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người dân, và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

01/01/2025 | 10:46

Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, ngành du lịch có thể mở ra một "lĩnh vực mới trong xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa," đồng thời trở thành động lực thúc đẩy hồi sinh khu vực và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ