Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chính thức khai mạc Lễ hội Đền Hùng

Kinhtedothi - Tối 21/4, tại TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ VHTT&DL tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2023 và Lễ kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.

Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu; Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, các tỉnh, TP có di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, đại diện các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước tại Việt Nam.

Các đại biểu đến dự Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng.

Khẳng định ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tự hào về cội nguồn và khát vọng thống nhất, minh triết độc đáo của quốc gia, dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thống nông nghiệp lúa nước, ý chí tự cường và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, thiên tai, làm nên sức mạnh Việt Nam. Với ý nghĩa đó, cùng với 14 giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - du lịch đất Tổ năm 2023 với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương” là nơi hội tụ của các tinh hoa di sản văn hóa của mọi miền Tổ quốc, mang đến cho du khách và Nhân dân hành hương về với cội nguồn đất Tổ những trải nghiệm sâu sắc, để hiểu thêm, yêu hơn và càng tự hào về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam.

Quang cảnh Lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: “Lễ hội là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường 20 năm, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong triển khai các Chương trình hành động về bảo vệ di sản văn hóa thế giới theo tinh thần của Công ước. Các di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được bảo tồn và lan tỏa hệ giá trị bản sắc, nhân văn; góp phần đưa văn hiến Việt Nam cùng tỏa sáng trong dòng chảy văn minh của thế giới”.

Với 15 di sản phi vật thể đã được UNESCO ghi danh, Việt Nam là một trong số những quốc gia giàu tài nguyên văn hóa trong cộng đồng hết sức độc đáo trên thế giới. Các di sản văn hóa này cùng với hệ giá trị đậm đà bản sắc đã được hun đúc, định hình nên hồn cốt Dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart phát biểu.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart bày tỏ: “UNESCO rất mừng vì Chính phủ Việt Nam đề cao, phát huy vai trò của di sản văn hóa phi vật thể để phát triển kinh tế. Để di sản sống được, chuyển giao cho các thế hệ sau thì di sản cần được coi trọng, được đánh giá đúng. Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là công cụ thể hiện vai trò và tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể. Việt Nam luôn là thành viên tích cực của UNESCO và luôn chia sẻ bài học thành công của mình với các quốc gia khác trong lĩnh vực văn hóa”.

Ông Chritian Hanhart nhấn mạnh, để di sản sống được chuyển giao cho các thế hệ sau, di sản cần được coi trọng, đánh giá đúng và Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được các quốc gia thành viên UNESCO thông qua tại kỳ họp của Đại hội đồng vào tháng 11/2003 chính là công cụ thể hiện đầy đủ vai trò quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể.

Hội tụ di sản văn hoá

Với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương”, đêm khai mạc đã diễn ra trang trọng với phần dàn dựng theo hình thức nghệ thuật tổng hợp, lấy ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật các di sản văn hóa làm chủ đạo, làm nổi bật không gian lễ hội, đậm nét văn hóa các vùng, miền.

Màn trình diễn ấn tượng của 100 nghệ nhân hát xoan và 200 học sinh tiểu học là con cháu của các nghệ nhân.

Chương trình lồng ghép nhiều ý tưởng, nội dung, vừa tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc đã được UNESCO ghi danh, vừa ca ngợi công ơn Vua Hùng, các tiền nhân đã góp phần dựng nước, giữ nước, ca ngợi Tổ quốc.

Chương trình gồm 3 phần: “Linh thiêng nguồn cội - Đất tổ Hùng Vương”; “Tinh hoa di sản”; “Khát vọng Lạc Hồng”.

Tiết mục biểu diễn tại Lễ khai mạc.

Đặc biệt, màn trình diễn ấn tượng của 100 nghệ nhân hát xoan và 200 học sinh tiểu học là con cháu của các nghệ nhân 4 phường xoan của Phú Thọ, đã thể hiện sự giao truyền thế hệ, gìn giữ di sản, bản sắc dân tộc.

Khán giả xem chương trình còn có dịp tìm hiểu các di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam như: Hát then, hát ca trù, nghệ thuật xòe Thái, dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, nhã nhạc cung đình Huế, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, nghệ thuật bài chòi Trung Bộ, đờn ca tài tử Nam Bộ, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Trình diễn di sản văn hóa tại Lễ khai mạc.

Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ và các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam gồm 5 sự kiện, hoạt động chính: Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023, Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, Kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hội nghị - Hội thảo “Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch” và Triển lãm di sản văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam.

 

Tôi muốn thông qua chương trình nghệ thuật khai mạc này để mọi người có thể cảm nhận tốt hơn, sâu hơn về những di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO ghi danh là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan. Nhắc đến vùng đất Tổ Phú Thọ là nhắc đến hai di sản văn hoá phi vật thể này. Chương trình có màn trình diễn ấn tượng của 100 nghệ nhân hát Xoan và học sinh tiểu học là con cháu của các nghệ nhân 4 phường Xoan của Phú Thọ cho thấy ở địa phương luôn có sự trao truyền thế hệ, gìn giữ di sản, bản sắc dân tộc

Tổng đạo diễn Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Đền Hùng Lê Thế Song

Hé lộ chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội đền Hùng

Hé lộ chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội đền Hùng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ