Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chọn hoa hậu bằng truyền hình thực tế: tìm kiếm tài năng hay lợi nhuận?

Thời gian qua, các chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm hoa hậu bước vào giai đoạn nở rộ bởi một bộ phận không nhỏ khán giả rất hào hứng quan tâm tới các đấu trường sắc đẹp, đặc biệt là câu chuyện ai sẽ đại diện cho Việt Nam bước ra “chinh chiến” với thế giới.

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là dù có nhiều chương trình, nhưng chưa chắc tiêu chí “đãi cát tìm vàng” đã được đưa lên hàng đầu, bởi một số nhà sản xuất chỉ quan tâm đến doanh thu hoặc đánh bóng tên tuổi cho mình, thay vì nâng tầm chất lượng cuộc thi.

 Việc nâng cao chất lượng của những show truyền hình thực tế về hoa hậu đang được công chúng quan tâm

Nhiều khán giả cho rằng, đã đến lúc các đơn vị tổ chức phải nhận thức đúng tiêu chí thực hiện chương trình, không nên chạy theo “drama” mà phải tập trung đánh giá, lắng nghe tiếng nói của khán giả để tìm ra các hoa hậu thực sự làm “nức lòng” công chúng.

Sai lệch ý nghĩa ban đầu?

Từ năm 2014, công thức “thi hoa hậu kết hợp với truyền hình thực tế” bắt đầu xuất hiện. Nếu như với cách làm cũ, khán giả chỉ biết mặt thí sinh khi cuộc thi bước vào “phút 89”, thì giờ đây, người xem hoàn toàn có thể theo dõi chặng đường trưởng thành của họ từ khi casting cho đến đêm đăng quang. Chưa kể, tổ chức dưới dạng truyền hình thực tế cũng là cách để các nhà sản xuất tạo sức lan tỏa, kêu gọi nhà tài trợ để nâng tầm quy mô.

Cũng từ lý do này, ngày càng nhiều cuộc thi hoa hậu chuyển sang hình thức show thực tế. Nổi bật phải kể đến Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam; Miss Fitness Vietnam - Hoa hậu Thể thao Việt Nam; Hành trình ước mơ tỏa sáng - Hoa hậu các dân tộc Việt Nam; Miss Earth Việt Nam - Hoa hậu Trái đất Việt Nam... Tuy nhiên, không phải cuộc thi nào cũng nhận được sự hưởng ứng của khán giả, mà trái lại, càng xem lại càng thấy nhạt, thấy đuối. Thậm chí, có những cô hoa hậu sau đêm đăng quang là “lặn mất tăm”, khiến không ít người đặt câu hỏi: “Không biết tổ chức cuộc thi ra để làm gì?”.

Đơn cử như Miss Fitness Vietnam - Hoa hậu Thể thao Việt Nam, dư luận đã lên tiếng đề nghị xếp vào hạng “ao làng”, bởi trong suốt quá trình tổ chức, tai tiếng về đời tư thí sinh, thí sinh kém chất lượng cho đến công tác tổ chức thiếu chuyên nghiệp... liên tục được truyền thông nhắc đến. Chưa kể, tân hoa hậu Đoàn Thu Thủy cũng bị cho là chưa thật sự đủ truyền cảm hứng về phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong cộng đồng. Do đó sau một mùa sản xuất dưới dạng truyền hình thực tế và nhận về “cơn mưa” gạch đá, nhà sản xuất cũng chẳng mặn mà làm sang mùa thứ 2.

Hay Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam mùa vừa qua cũng khiến người xem ngán ngẩm vì màn công kích, đấu khẩu ỏm tỏi giữa các thí sinh. Khoảnh khắc Cao Thiên Trang và Vũ Thúy Quỳnh tranh cãi vì không tìm được tiếng nói chung trong lúc chạy sự kiện, cảnh thí sinh túm năm tụm ba nói xấu nhau đều là những hình ảnh khá phản cảm, phá vỡ hình tượng đoan trang, lịch thiệp buộc phải có của một cô hoa hậu.

Mải mê câu chuyện lợi nhuận

Việc nhà sản xuất tăng cường thực hiện các chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm hoa hậu là điều dễ hiểu vì có cầu, ắt có cung. Tuy nhiên, lạm dụng tình huống gây sốc và drama để tạo sự chú ý và tăng lượt xem có thể gây ra nhiều tác động xấu; nhất là trong bối cảnh các cuộc thi nhan sắc đang chịu nhiều điều tiếng như hiện nay.

 Tập trung các hoạt động thiện nguyện của hoa hậu thay vì drama cũng là cách các chương trình hút khán giả

Ngay cả khi phải diễn theo kịch bản hoặc tiết lộ đời tư cá nhân, các thí sinh vẫn sẵn sàng “phô hết cả ra” để thu hút sự quan tâm của dư luận. Còn với nhà sản xuất, thí sinh càng tranh cãi thì chương trình càng nổi, lợi nhuận thu về càng cao. Truyền hình thực tế vốn là nơi ghi nhận những cảm xúc chân thật nhất, nhưng sau khi chịu tác động bởi hai chữ “tài chính”, thị phi, tai tiếng đã trở thành “đặc sản” trong các gameshow này.

Có thể nói, nếu không tổ chức show truyền hình thực tế, nhà sản xuất rất khó thu được lợi nhuận khủng, thậm chí còn rơi vào cảnh lỗ nặng. Khi một nhãn hàng tài trợ, đầu tư vào chương trình, ê kíp chắc chắn đã thu về một khoản kha khá và còn tiết kiệm được chi phí bỏ ra cho các thí sinh. Đổi lại, tên của thương hiệu sẽ được nhắc đến trong từng tập phát sóng, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Muốn hút nhà tài trợ, ê kíp sản xuất buộc phải làm cho chương trình của mình “sôi” lên nhằm tạo được hiệu ứng trong dư luận thì nhãn hàng mới quan tâm. Cứ lẩn quẩn trong mớ bòng bong đó, các chương trình truyền hình thực tế về hoa hậu đã “trượt dài”, đi sai tiêu chí ban đầu.

Bản chất, gameshow truyền hình, cuộc thi tìm kiếm hoa hậu được tạo ra nhằm hướng đến những giá trị nhân văn, truyền cảm hứng về văn hóa ứng xử trong đời sống xã hội, từ đó gây dựng những dự án thiện nguyện giúp đỡ người yếu thế. Thông qua chương trình, khán giả mong muốn cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, được học hỏi những điều tốt đẹp từ các nàng hậu chứ không phải cách đối đáp, thể hiện mình “trên cơ” người khác. Đặc biệt, với những show truyền hình tuyển chọn hoa hậu tham gia các cuộc thi mang tầm quốc tế, nhà sản xuất cần nhấn mạnh yếu tố đào tạo để chọn ra người tài, đức, được lòng công chúng thay vì sa đà vào drama không đáng có.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư

Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư

22/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Trên trang cá nhân, Hồng Nhung vừa đăng tải đoạn clip cho biết bản thân mắc ung thư vú và đã trải qua một đợt điều trị.

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm Xuân vui

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm Xuân vui

22/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Năm 2025 ghi dấu nhiều sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước. Với tinh thần ấy, Tết với đồng bào 2025 sẽ hoà niềm vui chung của đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc, của lòng tự hào là con Lạc cháu Rồng, với những mong muốn, khát khao làm rạng danh 2 tiếng Việt Nam.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ