Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chống dịch khác người, Thụy Điển ghi nhận số người chết cao nhất 150 năm qua

Kinhtedothi - Chỉ trong nửa đầu năm 2020, Thụy Điển đã ghi nhận kỷ lục số người tử vong kể từ năm 1869 - thời điểm nước này xảy ra nạn đói, khiến 55.431 người bỏ mạng.

Bãi biển đông người ở Thụy Điển giữa đại dịch.

Tính từ tháng 1 - 6 năm nay, 51.405 trường hợp tử vong tại Thụy Điển đã được báo cáo, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2019.
Nước này hiện cũng có mức tăng dân số thấp nhất kể từ năm 2005, với con số thặng dư là 6.860 người vào năm 2020, thấp hơn một nửa so với năm trước. Số liệu nhập cư đã giảm 34,7% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu giảm trong quý II/2020.
Không giống như hầu hết các quốc gia, Thụy Điển không rơi vào tình trạng phong tỏa gián đoạn khi đại dịch Covid-19 lây lan khắp châu Âu hồi tháng 3 năm nay. Thay vào đó, Chính phủ nước này đề cao trách nhiệm cá nhân, trong khi hầu hết các quán bar, nhà hàng, trường học... vẫn mở cửa.
Mặc dù theo đuổi mục tiêu "miễn dịch đàn" mà không có vaccine, tính đến cuối tháng 4, chỉ có 7,3% người dân ở thủ đô Stockholm phát triển các kháng thể cần thiết để chống lại virus, thấp hơn rất nhiều so với 70 - 90% cần thiết đạt được. Đến đầu tháng 6, số ca tử vong do Covid-19 ở nước này đã hơn 4.500 người, hiện ở mức 5.802.
Phần lớn những lời chỉ trích xung quanh phản ứng của Thụy Điển tập trung vào tỷ lệ tử vong cao tại các viện dưỡng lão. Hồi tháng 6, chuyên gia dịch tễ học cấp cao của Thụy Điển Anders Tegnell thừa nhận rằng Cơ quan Y tế Cộng đồng của nước này "không lường trước được tình huống lớn như vậy khi để dịch bệnh lây lan trong các nhà chăm sóc người già, với rất nhiều trường hợp tử vong".
Tuy nhiên ông vẫn khẳng định với tờ Dagens Nyheter: "Có những điều mà lẽ ra chúng tôi có thể làm tốt hơn nhưng nhìn chung tôi nghĩ rằng Thụy Điển đã chọn đúng cách". Trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào tháng 7, ông Tegnell một lần nữa bảo vệ cách tiếp cận của đất nước: "Chúng tôi vẫn tin rằng chiến lược này đã phục vụ chúng tôi rất tốt ở nhiều khía cạnh khác nhau".
Thụy Điển chủ trương không khẩu trang, không giãn cách xã hội...
Anders Tegnell hôm 20/8 giải thích trên Financial Times rằng Thụy Điển không khuyến khích sử dụng khẩu trang - vốn được coi là chìa khóa để giảm sự lây lan của virus ở nhiều quốc gia khác - vì chúng có thể khuyến khích mọi người chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
"Khẩu trang có thể là sự bổ sung khi những thứ khác đã an toàn. Nhưng để bắt đầu với việc đeo khẩu trang và sau đó nghĩ rằng bạn có thể chen chúc trên xe buýt hoặc trung tâm mua sắm của mình thì chắc chắn là một sai lầm", ông nói thêm.
Và mặc dù không phong tỏa, Thụy Điển cũng không tránh khỏi thiệt hại kinh tế. Các DN khách sạn và du lịch ở nước này nói với CNN rằng họ chịu cú đánh khủng khiếp, trong khi các nhà sản xuất đã bị cắt khỏi chuỗi cung ứng quốc tế.
Gần 50% nền kinh tế của Thụy Điển được xây dựng dựa trên xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, và cuộc khủng hoảng toàn cầu đã phá hủy nhu cầu quốc tế. Nền kinh tế nước này được dự đoán sẽ giảm hơn 5% trong năm nay, với hàng trăm nghìn người mất việc làm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm  phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

Kinh nghiệm phát triển xanh từ thủ đô của Na Uy

13/01/2025 | 14:17

Kinhtedothi - Với dân số chưa tới 1 triệu, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

Cảnh báo cuộc khủng hoảng bãi đỗ xe nghiêm trọng ở Ấn Độ

05/01/2025 | 18:47

Kinhtedothi - Tình trạng tranh chấp về bãi đỗ xe đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều TP lớn ở Ấn Độ, đặc biệt là Thủ đô Delhi. Điều này đã trực tiếp đe dọa nghiêm trọng đến an toàn người dân, và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

Ông Kim Jong Un muốn "hồi sinh" ngành du lịch Triều Tiên

01/01/2025 | 10:46

Kinhtedothi - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, ngành du lịch có thể mở ra một "lĩnh vực mới trong xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa," đồng thời trở thành động lực thúc đẩy hồi sinh khu vực và tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ