Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ tịch TĐ BRG: Hành trình đưa vẻ đẹp Việt ra thế giới vẫn tiếp tục

Kinhtedothi - “Người truyền lửa chưa bao giờ hết lửa” Nguyễn Thị Nga luôn đau đáu quyết tâm 1 ngày nào đó, VN cũng sẽ có những “điểm phải đến".

“Người truyền lửa chưa bao giờ hết lửa” Nguyễn Thị Nga luôn đau đáu quyết tâm một ngày nào đó, Việt Nam cũng sẽ có những “điểm phải đến”, có những sản phẩm mang giá trị văn hóa Việt mà thế giới… phải nhớ.

Mỗi bước catwalk của dàn người mẫu tại Kimono - Aodai Fashion Show tổ chức tại khách sạn đẳng cấp quốc tế InterContinental Hanoi Westlake cuối tuần qua đều hút mắt người xem. Và khi MC của chương trình nói lời cám ơn lúc kết thúc sự kiện, nhiều tiếng xuýt xoa, trầm trồ xen lẫn chút tiếc nuối vang lên trong tiếng vỗ tay cám ơn các nghệ sĩ và Ban Tổ chức chương trình vì đã mang lại một buổi biểu diễn mãn nhãn cả về âm thanh và hình ảnh.

Có sự hòa quyện đến không ngờ giữa tà áo dài thướt tha, bay bổng và sự mạnh mẽ, quyến rũ, sang trọng mà rất đỗi lịch lãm, ẩn giấu bên trong sự khuôn mẫu của kimono và âm thanh của tiếng đàn koto 25 dây do nghệ sĩ Miwa Naito biểu diễn.

Gần 1 năm trước, qua giới thiệu của Ngài Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG tình cờ gặp nhà thiết kế nổi tiếng Kobayashi Eiko.

Cuộc nói chuyện của hai người phụ nữ tài năng, ở hai nền văn hóa khác nhau, nhưng có chung tâm hồn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, chung khao khát lan tỏa tình yêu đó tới mọi người… đã kết trái bằng một show diễn thời trang Kimono - Aodai Fashion Show.

Là quốc phục dành cho phụ nữ của 2 quốc gia, nhưng giữa Kimono và Áo dài lại có vô số điểm chung. Đó là, hai trang phục đều sử dụng nhiều đường cắt may theo chiều dọc để tôn vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Á Đông. Đó là những họa tiết được thêu tay tinh xảo, tỉ mỉ, mềm mại. Và hơn cả, nhiều người đã nhắc đến sự hãnh diện mặc định của những người phụ nữ Việt Nam và Nhật Bản khi khoác lên mình bộ quốc phục. Mọi giới hạn, khác biệt dường như được xóa bỏ, chỉ còn những tâm hồn đồng điệu, lắng nghe và tận hưởng vẻ đẹp của đường nét, màu sắc...

Hòa mình trong không gian đậm nét văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đó, đứng bên những người tâm huyết tổ chức sự kiện Kimono - Aodai Fashion Show, bà Nga không giấu được niềm vui và cả sự tự hào. “Chúng tôi đã góp thêm một dấu ấn đẹp trong mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và chia sẻ giữa người dân Việt Nam - Nhật Bản trong 50 năm qua và sẽ tiếp tục đậm nét hơn trong 50 năm tiếp theo, ở những cột mốc xa hơn nữa trong tương lai”, bà Nga chia sẻ.

Bà Nga và Tập đoàn BRG có mối lương duyên đặc biệt với đất nước, con người Nhật Bản, kết tinh trong nhiều sản phẩm, dự án mà BRG và các đối tác triển khai. Từ trái táo vùng Aomori căng mọng, thơm dịu, bổ dưỡng được nhập khẩu về Việt Nam, đến chuỗi siêu thị Fujimart, hiện trở thành địa chỉ mua sắm tin cậy của người dân Thủ đô Hà Nội, rồi Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, nơi được gửi gắm nhiều kỳ vọng về môi trường sống chất lượng cao, hiện đại với những công nghệ 4.0 đỉnh cao...

“Trong suốt chặng đường 30 năm hoạt động, Tập đoàn BRG luôn tìm đến những đối tác không chỉ có tâm và có tầm từ khắp nơi trên thế giới, mà còn chung chí hướng phát triển bền vững, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”, bà Nga đã chia sẻ lý do Tập đoàn BRG luôn tâm huyết và đầu tư cho những sản phẩm cao cấp, đem đến trải nghiệm độc nhất vô nhị, cho dù hành trình tạo ra chúng thường đòi hỏi sự vất vả, kiên trì.

Bà Nga là người đam mê mãnh liệt với cái đẹp, với nghệ thuật. Bà đọc nhiều, đi nhiều và dành nhiều thời gian để trải nghiệm các nền văn hóa, thăm thú những công trình mang tính biểu tượng của các vùng đất trên thế giới. Mỗi lần như vậy, bà luôn đau đáu quyết tâm một ngày nào đó, Việt Nam cũng sẽ có những “điểm phải đến” tương tự, có những sản phẩm mang giá trị văn hóa Việt mà thế giới… phải nhớ.

Cho đến giờ, rất nhiều người khi gặp người “phụ nữ luôn đầy lửa” vẫn hỏi về sự dày công phát triển gốm Chu Đậu, dòng gốm cổ do bà tổ nghề Bùi Thị Hý khai sáng từ thế kỷ thứ XV. Dòng gốm “ngự dụng”, vốn chỉ dành cho vua chúa và tầng lớp tinh hoa của xã hội xưa, tưởng như thất truyền, để phục dựng được với những sản phẩm đẹp về dáng, sáng về men, tinh xảo về hoa văn trang trí, mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông… là một quá trình vô cùng vất vả, lấy đi nhiều công sức, nếu không đủ tâm huyết, không đủ tình yêu thì có thể không đi được đến đích.

Nhưng với bà Nga, lý do đơn giản là không chỉ phát triển dòng gốm cổ với hàng trăm năm lịch sử, giữ được một sản phẩm của người Việt, mà còn tiếp nhận sứ mệnh “mang bản sắc Việt tỏa sáng khắp năm châu”.

Cho đến nay, gốm Chu Đậu đã đi khắp thế giới, được trưng bày ở 46 bảo tàng, trở thành thương hiệu quốc gia. Gốm Chu Đậu được lựa chọn là tặng phẩm quốc gia của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong các sự kiện quan trọng trong và ngoài nước. Trụ sở Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu đang là điểm du lịch, trải nghiệm tại tỉnh Hải Dương, các dòng sản phẩm của Công ty ngày càng được nhiều gia đình Việt Nam yêu mến, lựa chọn, tin dùng.

Trò chuyện với bạn bè Nhật Bản tại sự kiện Kimono - Aodai Fashion Show, bà Nga đã dành nhiều thời gian kể về gốm Chu Đậu, kể về sự góp sức của một công sứ Nhật Bản trong hành trình phục dựng dòng gốm quý. Bà say sưa kể về hình ảnh Chu Đậu với những cánh đồng lúa chuyên biệt cho dòng men tro trấu hay tái tạo, mô phỏng các hoạt động giao lưu hàng hóa bằng đường sông thời xưa; kể về vùng đất với không gian bao la, khoáng đạt, thấm đượm nét văn hóa Việt mà bà yêu mến…

Những người biết bà Nga đều nói, luôn thấy nguồn năng lượng tràn đầy trong những câu chuyện về hành trình, ước mơ và khát vọng của con người Việt Nam yêu cái đẹp, yêu đất nước của bà, dù ở đâu, trong bối cảnh nào, trong công việc gì.

Những dự án mà BRG đã và đang phát triển, như Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, đều thể hiện rất rõ ý chí của người đứng đầu Tập đoàn như bà Nga, khi không chỉ mang đến những vẻ đẹp về kiến trúc, cảnh quan đô thị, mà còn mang lại chất lượng sống hàng đầu cho cư dân và trở thành một nơi đáng sống, một nơi người dân không chỉ được tiếp cận với các ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, mà còn thực sự hài lòng với cuộc sống của mình. “Đó không chỉ là đô thị thông minh, mà còn là đô thị hạnh phúc”, bà Nga chia sẻ.

Một điển hình khác về tầm nhìn mang đậm dấu ấn và tâm huyết của bà Nga là chuỗi siêu thị Fujimart tại Việt Nam. Là một người mẹ, người vợ yêu gia đình, người bà rất đỗi yêu thương các cháu, bà Nga muốn đem đến những trải nghiệm mua sắm tốt nhất, chất lượng hàng hóa luôn tươi ngon và giá cả phù hợp nhất, góp phần nâng cao tiêu chuẩn sống cho các gia đình tại Việt Nam.

Ban Tổ chức và khách mời nhận quà lưu niệm từ chương trình Kimono - Aodai Fashion Show. Từ trái qua phải: Ngài Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; bà Mori Masako, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản; bà Kobayashi Eiko, nhà thiết kế và nhà sáng lập của Be-Japon; bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG

Trong các hoạt động mà người phụ nữ làm kinh tế thường không mạnh mẽ như nam giới, nhưng có sự khéo léo, tỉ mỉ. Tôi khát khao được giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam, vẻ đẹp Việt Nam tới bạn bè quốc tế, đặc biệt là những sản phẩm mang dấu ấn bàn tay, khối óc của người phụ nữ Việt Nam. Sâu thẳm trong tâm hồn, tôi cũng luôn khát khao mang vẻ đẹp, sự tinh tế, giá trị văn hóa, tinh hoa nhân loại về cho người Việt Nam. Các dự án của chúng tôi không nhiều, không có quy mô đồ sộ, nhưng được triển khai rất cẩn thận, kỹ lưỡng với mong muốn và khát vọng như vậy”, bà Nga chia sẻ.

Đó là lý do mà với quỹ thời gian ít ỏi, bà Nga vẫn tham gia đảm nhận nhiệm vụ Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội. Bà đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, mong muốn Thủ đô có nhiều công trình hiện đại, là biểu tượng của một sức sống mới, sự phát triển mạnh mẽ, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong tương lai.

Hành trình đưa vẻ đẹp Việt ra thế giới và đưa những giá trị văn hóa đặc sắc trên hoàn cầu tới người dân Việt Nam của bà và Tập đoàn BRG vẫn đang tiếp tục…

Tại Hội nghị Hội đồng Toàn cầu vì phụ nữ (WAW) diễn ra tại Nhật Bản tháng 12/2022, tôi đã gặp bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, cũng là đơn vị đồng tổ chức Kimono - Aodai Fashion Show và được bà mời tới tham dự sự kiện. Tôi đã tới Hà Nội với tâm trạng vô cùng hào hứng, mong chờ được thưởng thức chương trình trình diễn này.

Chương trình là cơ hội giới thiệu rộng rãi sức hút của Kimono và Áo dài, những trang phục truyền thống của hai nước, cũng như thế giới của vẻ đẹp được tạo nên bởi sự kết hợp của hai trang phục. Chương trình là một trong những sự kiện kỷ niệm 50 năm, góp phần vun đắp nền tảng để quan hệ Nhật Bản - Việt Nam phát triển đột phá hơn nữa, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới.

- Bà Mori Masako, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản

“Kimono - Aodai Fashion Show là chương trình đầu tiên trong chuỗi sự kiện đánh dấu cột mốc 50 năm của mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, được tổ chức lần đầu tiên tại châu Á bởi Be Japon và là món quà đặc biệt chào mừng ngày 8/3 - ngày cả thế giới tôn vinh nữ giới trên toàn cầu.

Tôi thấy, rất nhiều phụ nữ Nhật Bản và cả nam giới Nhật Bản đều rất yêu thích tà áo dài của Việt Nam. Tôi vô cùng hãnh diện về điều này.

Sự kết hợp hai bộ trang phục biểu tượng Kimono và Áo dài đã tạo nên một sự kiện văn hóa đặc sắc, góp phần gắn kết bền chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và giao lưu giữa người dân Việt - Nhật, trong cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực văn hóa”.

- Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG

BRG Rose Canyon Golf Resort - điểm đến mới của gôn Việt năm 2023

BRG Rose Canyon Golf Resort - điểm đến mới của gôn Việt năm 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

09/01/2025 | 16:35

Kinhtedothi - Bạn đã bao giờ tự hỏi phế liệu xung quanh có thể biến thành tiền như thế nào chưa? Dịch vụ tại công ty có nhanh chóng quy trình thanh toán rõ ràng không? Giá thu mua có hấp dẫn? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá tất cả các bí mật về thu mua phế liệu.

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

09/01/2025 | 15:34

Kinhtedothi - Chuẩn hoá mô hình nhà máy thông minh từ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ quản trị và công nghệ, từ đó tăng vị thế, sức cạnh tranh. Song để khơi thông dòng chảy cần sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ