Chưa chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019
Kinhtedothi - Ngày 26/7, phiên họp thứ hai về tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 đã kết thúc sau hơn 3 giờ đàm phán. Hai bên chưa thống nhất được mức tăng, nhưng giới chủ sử dụng lao động đã nâng từ 0% lên 2%, thu hẹp dần khoảng cách.
Đại diện người lao động vẫn giữ mức tăng 8%
Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp, ông Ngọ Duy Hiểu – Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đại diện cho người lao động (NLĐ) cho biết, vẫn kiên định đề xuất mức tăng 8%. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 là 7,8% - cao nhất trong 7 năm trở lại đây. Chỉ số CPI hiện nay cũng đang phấn đấu kìm chế ở mức 4%.
Tăng lương tối thiểu tác động rất nhỏ đến NLĐ. Để NLĐ có thu nhập đủ sống, phải phụ thuộc vào năng suất và năng lực của họ. Hơn nữa, nếu mức lương tối thiểu áp sát với lương bình quân thì không còn thương lượng, NLĐ không có động lực để làm việc và tăng năng suất lao động. Cho nên, Hội đồng tiền lương quốc gia tiếp tục thảo luận và sẽ thông báo kết quả thương lượng ở phiên họp sau. Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Bộ LĐTB&XH |
Thứ nữa, tỷ lệ lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm trong mức sống chung của NLĐ, hiện nay Tổng Liên đoàn đang đề nghị là 45% - 55%. Sở dĩ đề nghị mức này do hầu hết NLĐ là thanh niên, sống tại đô thị, nên rất cần vui chơi, giải trí… Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương đề xuất mức 48% và 52%, còn giới chỉ sử dụng lao động đưa ra mức 54% và 46%.Chủ sử dụng lao động nâng từ 0% lên 2%Lần thương lượng này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cho giới chủ sử dụng lao động đã chuyển từ 0% lên 2%. Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI cho biết: “Thay vì đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019, trong phiên họp này, chúng tôi đã đưa ra mức 2%”.
Ông Phòng lý giải, từ ngày 1/7/2018, lương công chức, viên chức nâng từ 1,3 lên 1,39 triệu đồng (tăng 90.000 đồng). Trước đó 7 tháng (ngày 1/1/2018), LTTV của khu vực DN đã tăng thêm từ 180.000 – 230.000 đồng. Ông Phòng giải thích, mức đề xuất tăng 2% đã tính đến sự cân đối, đảm bảo năng lực cạnh tranh của DN và cải thiện chất lượng việc làm cũng như tạo thêm nguồn công việc mới cho NLĐ.
Người lao động rút tiền lương qua cây ATM tại Khu công nghiệp Thăng Long. Ảnh: Phạm Hùng |
Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực giữ mức CPI không tăng quá mới đảm bảo được tiền lương thực tế cho NLĐ. Hơn nữa, trong bối cảnh 6 tháng cuối năm, vấn đề thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, Mỹ với Triều Tiên và Hàn Quốc có tác động rất lớn đến tỷ giá ngoại tệ đối với các DN của Việt Nam. Điều đó ảnh hưởng lớn đến khả năng, năng lực cạnh tranh của DN… Ngoài ra, những tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo khiến nhiều NLĐ mất việc làm. Vì thế tăng lương thế nào để có sự tác động đến DN, cải thiện đời sống của NLĐ và bảo đảm việc làm là bài toán không dễ.