Chưa phát hiện nho nhập khẩu Trung Quốc vi phạm an toàn thực phẩm
Kinhtedothi - Liên quan đến việc Thái Lan phát hiện nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết đang trao đổi thông tin ở các kênh cảnh báo về an toàn thực phẩm quốc tế để đánh giá nguy cơ.
![](https://resource.kinhtedothi.vn/2024/11/02/nho-sua.jpg)
Vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã nhận được thông tin từ Mạng lưới giám sát cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) về một số lô hàng nho sữa có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép và một số chất cấm.
Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thì được biết Thai-PAN là một tổ chức phi chính phủ ở Thái Lan. Đây là đơn vị đánh giá độc lập, họ đưa ra những phát hiện của tổ chức với cơ quan chức năng phía Thái Lan để có cảnh báo chính thống.
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Quang Hiếu cho biết, đơn vị đã liên hệ với đại diện Bộ Nông nghiệp Thái Lan để tìm hiểu, nhận thông tin chính thống. Sau khi có thông tin chính thức, trên cơ sở kết quả phân tích và cảnh báo từ Thái Lan, Cục sẽ xem xét và áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng nho nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cũng theo ông Nguyễn Quang Hiếu, đối với nho tươi Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, đều đang được áp dụng phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm thông thường (chỉ kiểm tra hồ sơ). Trình tự, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với nho nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật đã đưa vào chương trình giám sát về an toàn thực phẩm năm 2024. Kết quả kiểm tra 10 mẫu nho nhập khẩu Trung Quốc cho thấy không phát hiện mẫu vi phạm an toàn thực phẩm (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) của Việt Nam. Kết quả giám sát nho Trung Quốc 2023, kiểm tra 77 mẫu thì phát hiện 1 mẫu (chiếm tỷ lệ 1,3%) vi phạm quy định của Việt Nam.
Đại diện Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết thêm, bên cạnh công tác kiểm tra đối với trái cây nhập khẩu trước thông quan, hàng năm Cục Bảo vệ thực vật thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
Hoạt động chính của chương trình này là lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, đặc biệt tập trung các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái cây nhập khẩu. Từ đó, kịp thời đề xuất với cơ quan quản lý bổ sung hoặc thay đổi các chỉ tiêu kiểm tra, mặt hàng kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu để phù hợp với tình hình thực tế.
![Công nghệ sinh học - chìa khoá tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt](https://resource.kinhtedothi.vn//2024/10/05/cong-nghe-sh.jpg)
Công nghệ sinh học - chìa khoá tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt
Kinhtedothi - Thành tựu công nghệ sinh học không chỉ giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Trong tương lai, công nghệ sinh học sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc giúp ngành nông nghiệp đối phó với những thách thức.
![Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Tiếp đà tăng trưởng mạnh](https://resource.kinhtedothi.vn//2024/10/18/kim-ngach-xuat-khau-hang-nong-san-sang-trung-quoc-tang-manh-trong-thoi-gian-qua-anh-thuong-le.png)
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Tiếp đà tăng trưởng mạnh
Kinhtedothi - Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam. Các chuyên gia, nhà quản lý dự báo quy mô và giá trị xuất khẩu nông sản sang quốc gia 1,4 tỷ dân này trong thời gian tới sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhiều yếu tố thuận lợi.
![Thúc đẩy, mở rộng thị trường cho nông sản Thủ đô phát triển](https://resource.kinhtedothi.vn/2024/10/26/bc6f13fc9f33a24b9034bae2f4c46846.jpg)
Thúc đẩy, mở rộng thị trường cho nông sản Thủ đô phát triển
Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, có đầy đủ hệ thống giao thông bảo đảm kết nối trong nước, quốc tế, với quy mô sản xuất nông nghiệp đứng tốp đầu cả nước. Do đó, việc đẩy mạnh quảng bá, kết nối, xúc tiến xuất khẩu nông lâm sản, thủy sản là rất quan trọng.