Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chưa thống nhất trong cách ra đề kiểm tra Ngữ văn theo hướng đổi mới

Kinhtedothi – Yêu cầu về đổi mới trong đánh giá môn Ngữ văn nhằm khích lệ khả năng sáng tạo của học sinh, góp phần triệt tiêu văn mẫu đã và đang được các trường cụ thể hóa trong cách thức dạy- học và ra đề kiểm tra học kỳ 1.

Đề có trắc nghiệm và sử dụng ngữ liệu mới

Cùng yêu cầu đổi mới trong dạy và học môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT cũng đặt ra nhiệm vụ đổi mới cách kiểm tra, đánh giá với môn học này thông qua 4 nội dung; đó là đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh; Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới.

Đổi mới trong phương pháp dạy- học và kiểm tra đánh giá là yêu cầu được đặt ra đối với ngành GD&ĐT hiện nay
Đổi mới trong phương pháp dạy- học và kiểm tra đánh giá là yêu cầu được đặt ra đối với ngành GD&ĐT hiện nay

Ngoài ra, trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, Bộ GD&ĐT đề nghị các trường tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn. Thêm vào đó, Bộ cũng khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh.

Tại Hà Nội, công tác làm ngân hàng đề kiểm tra học kỳ 1, trong đó có đề kiểm tra môn Ngữ văn hầu như đã được các nhà trường hoàn tất. Vận dụng theo tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của cấp trên, nhiều trường học đã thiết lập ngân hàng đề kiểm tra Ngữ văn với nhiều điểm đổi khác, đặc biệt là sự xuất hiện của các câu hỏi trắc nghiệm và ngữ liệu ngoài SGK.

“Đề kiểm tra cuối kỳ 1 của học sinh sẽ có 8 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong phần đọc hiểu và ngữ liệu trong đề sẽ hoàn toàn nằm ngoài SGK”- một giáo viên dạy Ngữ văn thuộc trường liên cấp THCS và THPT tại quận Cầu Giấy cho hay.

Theo nhà giáo này, việc sử dụng các câu trắc nghiệm ở mức nhận biết, thông hiểu giúp học sinh dễ dàng ghi điểm. Tại phần vận dụng và vận dụng cao sẽ là các ngữ liệu không có trong SGK. Đây là thử thách không hề nhỏ với học sinh phổ thông vì không phải em nào cũng có khả năng cảm thụ một văn bản hoàn toàn mới. Tuy nhiên, vì đó là yêu cầu nên việc bắt đầu sớm sẽ tạo nhiều cơ hội để các em làm quen và có thời gian thích nghi với cách học, cách ra đề kiểu mới.

“Với đề Ngữ văn lớp 6 và 7, ngữ liệu trong đề kiểm tra hoàn toàn nằm ngoài SGK vì đây là hai khối lớp học theo chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đề kiểm tra lớp 8, trường vẫn ra đề theo hình thức cũ, trong đó các văn bản trong đề đều nằm trong sách. Riêng lớp 9- đối tượng của kỳ thi vào lớp 10 trong năm học tới, trường sử dụng cấu trúc đề cũ nhưng có sử dụng một phần ngữ liệu mới để học sinh thích ứng dần với kiểu ra đề mới”- nhà giáo Đàm Thu Hương, Hiệu trưởng trường THCS Yên Hòa chia sẻ.

Vẫn lúng túng

Theo ghi nhận, cách ra đề kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng đổi mới chưa được thực hiện đồng bộ tại các trường học mà vẫn kiểu “mỗi trường một phách”. Có trường trong đề thi gồm một phần trắc nghiệm, có trường lại ra đề theo hướng 100% tự luận; có trường sử dụng ngữ liệu mới, có trường vẫn dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa hay chỉ sử dụng một phần ngữ liệu mới.

“Nhiều giáo viên dạy Ngữ văn rất lúng túng với chương trình mới, nhất là lớp 10. Đề kiểm tra giữa kỳ 1 được trường thực hiện theo hướng mở, kết quả là rất nhiều học sinh đạt điểm thấp. Việc đổi mới giảng dạy theo hướng trang bị kỹ năng cho người học không khó nhưng để học sinh vận dụng kỹ năng đã học vào một văn bản hoàn toàn mới, thậm chí mới nghe, đọc lần đầu thì quả không dễ dàng”- thầy Nguyễn Xuân Hảo, một giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội cho hay.

Thầy cô giáo là nhân tố quyết định công cuộc đổi mới giáo dục
Thầy cô giáo là nhân tố quyết định công cuộc đổi mới giáo dục

Vẫn theo thầy Hảo, nếu một bài toán, việc áp dụng công thức khá đơn giản. Nhưng với một văn bản văn học, thông điệp, ý nghĩa mỗi tác phẩm là khác nhau; không phải cứ dạy kỹ năng là có thể vận dụng ngay được, nhất là khi học sinh cấp THPT đã phân ban rõ rệt. Nếu không hiểu văn bản, học sinh sẽ không biết viết gì, không thể cảm nhận được nội dung, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của tác phẩm; vì vậy, rất khó để phát huy sáng tạo cho học sinh. Hơn nữa, nếu trong đề Ngữ văn có câu trắc nghiệm, nhiều học sinh chỉ đọc lướt và tích vội câu trả lời khi chưa kịp đọc và hiểu tác phẩm/đoạn trích. Đây là một vấn đề rất khó giải quyết và ngoài nỗ lực của thầy cô thì còn cần nhiều hơn nữa cố gắng của học sinh.

Trong hội nghị gặp mặt nhà giáo Thủ đô, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa Nguyễn Thị Nhiếp từng bày tỏ: “Người thầy cần sáng tạo để tạo sáng cho trò. Đổi mới, sáng tạo chưa bao giờ dễ dàng nhưng chắc chắn là khởi đầu để cho kết quả dài lâu trong giáo dục và việc thầy cô ngại ngần đổi mới tức là đang góp phần làm suy yếu năng lực đi đến tương lai của học sinh...".

Ngành Giáo dục đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì vậy, trước khi có hướng dẫn cụ thể, việc đổi mới dạy, học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn vẫn phụ thuộc chủ yếu vào ý thức, trách nhiệm, sự chủ động và tinh thần tự đổi mới của thầy cô giáo bởi chỉ khi thầy cô thực sự đổi mới thì mới khích lệ, kêu gọi, thu hút học sinh vào vòng quay của hành trình đổi mới.  

Phát huy văn hóa đọc gắn với dạy và học Ngữ văn theo chương trình mới

Phát huy văn hóa đọc gắn với dạy và học Ngữ văn theo chương trình mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

Trường học Hà Nội tái thiết nền nếp ngay sau kỳ nghỉ Tết

03/02/2025 | 14:01

Kinhtedothi – Sáng nay (3/2), học sinh Hà Nội trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các nhà trường sẵn sàng đón học sinh với nhiều hoạt động khai Xuân bổ ích; đồng thời nhanh chóng tái thiết nền nếp lớp học bình thường trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ