Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 22/11: VPB tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hơn 452 tỷ đồng

Kinhtedothi - Thị trường hôm nay 22/11 phục hồi vào phút cuối chủ yếu nhờ sức tăng của cổ phiếu bất động sản. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán "rát" hơn 700 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào VPB.

Bất động sản kéo thị trường "thoát hiểm" cuối phiên

Phiên 22/11, chỉ số VN-Index tăng 3,36 điểm, tương đương 0,3%, lên 1.113,82 điểm. Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp từ đầu tuần. Thanh khoản có sự tăng khá đột biến so với phiên trước đó khi có hơn 940 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 20 nghìn tỷ đồng. 

Toàn thị trường có 421 mã tăng, 264 mã giảm

Nhóm cổ phiếu có mức tăng mạnh mẽ nhất trong ngày hôm nay chính là bất động sản. Rất nhiều cổ phiếu của nhóm đã hút được dòng tiền lớn và tăng điểm ấn tượng.  NVL của nhóm bất động sản gây ấn tượng mạnh nhất thị trường khi tăng kịch trần sau thông tin Novaland được Chính phủ tìm cách gỡ khó cho một số dự án. Hiệu ứng này lan ra các cổ phiếu bất động sản khác, trong đó nổi bật là: DIG tăng 2,5%, DXG tăng 4,69%, DXS tăng 2,66%, HDC tăng 5,51%, SJS và HBC đều tăng kịch trần. Ngoại trừ bộ đôi VHM - VIC ghi nhận sắc đỏ, đa phần cổ phiếu bất động sản đều tăng điểm.

Một nhóm khác cũng duy trì được đà tăng đó chính là chứng khoán. Nhóm này cũng có khá nhiều cổ phiếu tăng điểm chất lượng trong ngày hôm nay. Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như VCI tăng 3,69%, ORS tăng 3,27% hay HCM tăng 2,71%.

Ở nhóm bán lẻ, MWG tiếp tục chịu áp lực bán mạnh từ khối ngoại và giảm 2,69%. Các cổ phiếu bán lẻ còn lại như PNJ, FRT, DGW dao động quanh mốc tham chiếu.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 700 tỷ đồng, tập trung vào VPB

Khối ngoại hôm nay tiếp tục tăng cường bán ròng với giá trị lên đến hơn 700 tỷ đồng. Trong đó tập trung chủ yếu vào cổ phiếu VPB (-452,50 tỷ) khi đây là cổ phiếu bị bán ra đáng kể nhất toàn thị trường. Trước đó, trong phiên 21/11, cổ phiếu VPB cũng là mã bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất, giá trị bán ròng 226 tỷ đồng.

Trước đó, khối ngoại đã bán ròng VPB trong chuỗi phiên liên tiếp từ ngày 9 - 17/11/2023. Từ đầu tháng 11 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 800 tỷ đồng cổ phiếu VPB.

Hiện khối ngoại sở hữu hơn 2,2 tỷ cổ phiếu VPBank, chiếm 28,3% vốn điều lệ ngân hàng. VPBank chốt tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30%. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua thêm gần 90 triệu cổ phiếu nữa mới "kín" room.

Từ đầu tháng 10 đến nay, giá cổ phiếu VPBank giao dịch quanh mức 20.000 đồng/cp. Ngày 22/1, cổ phiếu này đóng cửa phiên ở giá tham chiếu mức 19.650 đồng/cp. Vốn hóa VPBank hiện đạt gần 156 tỷ đồng, lớn thứ 7 trên thị trường và đứng sau 2 ngân hàng là Vietcombankv và BIDV.

Chứng khoán 15/11: Dòng tiền lan tỏa

Chứng khoán 15/11: Dòng tiền lan tỏa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ