Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 24/2: Bán tháo cổ phiếu khi chiến sự leo thang ở Ukraine

Kinhtedothi – Sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladmir Putin đã thông báo sẽ triển khai "chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ người dân" ở Cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) tại miền Đông Ukraine. Giá dầu, vàng leo cao, còn chứng khoán bị bán tháo.

Phiên chiều qua, lực cầu tích cực, nhóm dầu khí “hút” mạnh dòng vốn đã kéo thị trường trở lại mốc trên 1.500 điểm.

Tuy nhiên, sáng nay thị trường chứng khoán rúng động bởi Nga tiến quân vào thực hiện "chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ người dân" ở Cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) tại miền Đông Ukraine, đẩy căng thẳng leo thang tại khu vực. Thị trường chứng khoán châu Á và Việt Nam đều chìm trong sắc đỏ.

Trên bảng điện tử, các mã cổ phiếu lớn, nhỏ đều giao dịch trong sắc đỏ, trừ các cổ phiếu xăng dầu vẫn tích cực đi lên và thanh khoản cao khi giá dầu leo qua ngưỡng 100 USD/thùng.

Trong rổ VN30, ngoài 2 mã xăng dầu là GAS, PLX, sắc xanh còn có ở cổ phiếu vàng là mã PNJ khi giá vàng leo cao sát ngưỡng 65 triệu đồng vào cuối phiếu sáng. Cùng với đó là mã ngân hàng VPB và mã bảo hiểm BVH, mã bán lẻ MSN. Cụ thể, PLX và GAS tăng tốt nhất trong rổ VN30, với mức tăng 3,5% và 2,9% lên các mức giá 64.700 đồng, và 2,9% lên 120.400 đồng/CP; MSN tăng 2,7% lên 161.400 đồng/CP; VPB tăng 1,9% lên 36.600 đồng/CP; BVH tăng 1,6%, còn PNJ có lúc tăng hơn 1%, nhưng kết phiên nhích nhẹ 0,2%. Thanh khoản cao nhất nhóm VN30 là VPB khớp gần 21 triệu đơn vị

Chứng khoán chìm trong sắc đỏ.

Nhóm cổ phiếu xăng dầu nhỏ và vừa tiếp tục đón nhận dòng tiền tích cực và tăng tốt. Trong đó, PSH tăng trần 6,9% lên 28.650 đồng/CP; ASP tăng 4,7%, PVD tăng 4,2%, các mã VIP, CNG, PVT, PXS, PGC tăng từ trên 2% đến trên 3%.

Ngược lại, nhóm bluechip trên HOSE còn lại và nhóm bất động sản (BĐS) nhỏ và vừa, chứng khoán đều chìm sâu trong sắc đỏ, chỉ có một số mã có câu chuyện riêng còn tăng giá.

Cụ thể, các mã giảm sâu trong nhóm VN30 như các cổ phiếu ngân hàng là HDB giảm 3,2% xuống 28.700 đồng/CP, CTG giảm 2,6% xuống 33.950 đồng/CP, TPB giảm 2,3% xuống 41.600 đồng/CP, BID giảm 2,3% xuống 44.550 đồng/CP. Các mã BĐS là VIC giảm 2,2% xuống 80.700 đồng/CP, KDH giảm 2,8% xuống 52.600 đồng/CP, cùng các mã PDR, ACB, STB, VRE giảm trên dưới 2%.

Nhóm cổ phiếu BĐS - xây dựng nhỏ và vừa chỉ còn vài mã đứng sắc xanh như: DXG, LDG, EVG, với mức tăng chỉ trên dưới 1%, còn lại chìm trong sắc đỏ. Các cổ phiếu giảm sâu từ trên 5% đến trên 6% như: ROS, DIG, QCG, HAR, DC4, CTI, NHA, DLG…

Còn giảm từ trên 3% đến trên 4% như: FLC, ITA, ASM, HHV, CKG, DAH, HDC, CII, , FCN, SCR, HQC, VPH, SAM, HBC, SHI, NBB,… Trong đó, FLC khớp hơn 15,7 triệu đơn vị, ITA khớp 10,3 triệu đơn vị, HQC khớp 7,95 triệu đơn vị, CII khớp 6,8 triệu đơn vị, SCR khớp gần 6,5 triệu đơn vị…

Cặp đôi HAG và HNG cũng giảm mạnh lần lượt là mất 5,8% và 3,1%. Trong đó, HAG khớp lệnh hơn 16,9 triệu đơn vị.

Nhóm chứng khoán cũng đồng loạt giảm giá, chỉ còn VIX trong ngày giao dịch chốt quyền mua cổ phiếu, mã này đầu phiên tăng trần, nhưng kết phiên còn tăng 6,3% lên 22.850 đồng/CP; VDS tăng 2,6% lên 41.000 đồng, VND tăng 1,1% lên 75.200 đồng/CP.

Cặp đôi DCM và DPM hôm qua tăng trần thì sáng nay cũng giữ được sắc xanh với mức tăng lần lượt là 2,3% và 1,4%.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 86 mã tăng và 374 mã giảm, VN-Index giảm 14,66 điểm, tương đương giảm 0,97% xuống 1.497,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 595,3 triệu đơn vị, giá trị 18.141,8 tỷ đồng, tăng hơn 52% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.

Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, ngay nhịp khớp lệnh đầu phiên, có lúc VN-Index đã bị thủng ngưỡng 1.480 điểm xuống 1.475 điểm, mất đến 37 điểm, do các nhóm cổ phiếu bị bán tháo trong giá thấp.

Tuy nhiên, lực cầu sau đó tăng mạnh đã giúp chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm. Nhóm cổ phiếu VN30 vẫn chỉ có mấy mã tăng phiên sáng giữ được sắc xanh như GAS, PLX, VPB, BVH, MSN, còn PNJ dù giá vàng đã vượt ngưỡng 65 triệu đồng/lượng vàng SJC, nhưng mã này lại quay đầu đi xuống.

Cụ thể, VPB tăng mạnh nhất nhóm VN30 2,8% lên 36.900 đồng/CP; BVH tăng 2,4% lên 59.000 đồng/CP; GAS tăng 1,7% lên 119.000 đồng/CP; PLX tăng 1,4% lên 63.400 đồng/CP; MSN tăng 1,5% lên 159.500 đồng/CP.

Còn lại 25 mã trong nhóm VN30 đều đứng sắc đỏ, trong đó giảm sâu có TPB giảm 3,2% xuống 41.250 đồng/CP; VIC giảm 2,9% xuống 80.100 đồng/CP; HDB và CTG cùng giảm 2,9% xuống 28.800 đồng và 33.850 đồng/CP;VRE giảm 2,6% xuống 34.000 đồng/CP; KDH giảm 2,4% xuống 52.800 đồng/CP;TCB giảm 2,3% xuống 50.300 đồng/CP; STB giảm 2,1% xuống 32.900 đồng/CP; BID và POW cùng giảm 2,2% xuống các mức 44.600 đồng và 17.750 đồng/CP. Các mã giảm từ 1-1,8% như: NVL, PDR, MBB, HPG, FPT, SSI, VHM, VCB, VNM.

Thanh khoản tốt nhất nhóm tập trung vào các mã ngân hàng là VPB khớp 35,73 triệu đơn vị; STB khớp 30,4 triệu đơn vị; MBB khớp 29,8 triệu đơn vị; CTG khớp 16,4 triệu đơn vị; HDB khớp 14,8 triệu đơn vị; TCB khớp 15,5 triệu đơn vị. Ngoài ra, HPG khớp 22,4 triệu đơn vị; POW khớp gần 24 triệu đơn vị; SSI khớp 12,7 triệu đơn vị.

Nhóm chứng khoán cũng chỉ có vài mã tăng giá như VIX với câu chuyện riêng vẫn giá mức tăng tốt 6,3% lên 22.850 đồng/CP; VDS tăng 4,6% lên 41.800 đồng/CP; VND tăng 2,2% lên 76.000 đồng/CP; TVB tăng 2,4% lên 23.400 đồng/CP; CTS tăng 1,2%.Các mã lùi sâu trong nhóm này là AGR, APG, BCG, FIT, HCM, OGC, ORS, TVS, với mức giảm từ trên 2% đến trên 4%. Trong đó, VIX khớp cao nhất nhóm với 10,1 triệu đơn vị; VND khớp 9,6 triệu đơn vị, BCG khớp 10 triệu đơn vị.

Nhóm xăng dầu ngoài 2 mã GAS và PLX kể trên thì phiên chiều nay nhiều mã nhỏ và vừa đã hạ “nhiệt”. Tăng tốt có PVD tăng 6,3%, khớp 17,4 triệu đơn vị; còn PVT, PGD chỉ còn nhích nhẹ trên tham chiếu, PXS đứng giá tham chiếu và PXI giảm 2,23%.

Mã bán lẻ FRT dù sáng có bị rung lắc, nhưng chiều đã tăng dựng đứng lên mức giá trần tại 124.700 đồng/CP, khớp 2,3 triệu đơn vị.

Cặp đôi DCM và DPM chiều nay tiếp tục tăng lên giá trần tại các mức 34.450 đồng và 54.200 đồng/CP, khớp trên dưới 15 triệu đơn vị cho mỗi mã.

Cổ phiếu BĐS chiều nay cũng chỉ có vài mã tăng điểm, còn lại đều dừng chân trong sắc đỏ. Cụ thể, tăng giá có DXG tăng lên giá trần tại 43.200 đồng/CP, khớp hơn 24 triệu đơn vị; DXS tăng 5% lên 37.750 đồng, khớp 2,58 triệu đơn vị; TIP tăng 1%.

Ngược lại, C47, TTB, MDG đứng giá sàn; còn ROS giảm 5,8%, xuống 8.100 đồng/CP, khớp 35,38 triệu đơn vị; FLC giảm 5,5%, khớp 34,87 triệu đơn vị; HQC giảm 6,4%, khớp 16,6 triệu đơn vị; ITA giảm 5,4% khớp 22,6 triệu đơn vị; HBC giảm 5%, khớp 11,6 triệu đơn vị; CII giảm 4,4%, khớp 13,6 triệu đơn vị; HAR giảm 6,6%; QCG giảm 6%. Các mã AMD, CCL, CKG, CRE, DIG, HT1, HHV, HBC, FCN, FCM, CT1, ITC, KHG, LGL, LHG, NLG, NVL, BCE… giảm từ trên 3% đến trên 5%, trong đó DIG khớp 10,8 triệu đơn vị.

Chốt phiên chiều, sàn HOSE có 75 mã tăng và 396 mã giảm, VN-Index giảm mạnh 17,45 điểm, tương đương giảm 1,15% về mức 1.495,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 1.159,94 triệu đơn vị, giá trị 35.020,4 tỷ đồng, tăng mạnh gần 67% về khối lượng và tăng 56,38% về giá trị so với phiên chiều  qua.

Trên sàn HNX, phiên hôm nay cũng do các nhóm cổ phiếu đồng loạt giảm giá, chỉ còn nhóm dầu khí và hóa chất tăng điểm, khiến chỉ số HNX-Index cũng giảm mạnh.

Cụ thể, các mã dầu khí trên sàn HNX vẫn tăng mạnh với PVB, PVC cùng đứng giá trần lên các mức giá 23.500 đồng và 18.500 đồng/CP; còn PVS tăng 4,8% lên 34.800 đồng. Trong đó, VPS khớp 23,6 triệu đơn vị; PVB và PVC khớp 1,3 và 4,9 triệu đơn vị, luôn trắng bên bán.

Ngoài ra, mã LAS của hóa chất Lâm Thao cũng tăng trần 9,9%, lên 21.000 đồng, khớp 3,8 triệu đơn vị; HUT tăng 6,3% lên 29.300 đồng/CP, khớp 6,96 triệu đơn vị; TNG tăng 2,4% lên 34.000 đồng/CP, khớp 5,3 triệu đơn vị.

Ngược lại, các mã chìm sâu trong sắc đỏ như: CEO mất 7%, khớp 13,46 triệu đơn vị; IDC giảm 3,4%, khớp 3,4 triệu đơn vị; NDN giảm 3,7%, khớp 2,3 triệu đơn vị; SHS giảm 1,8%, khớp 9,4 triệu đơn vị; TVC giảm 4,1%, khớp 3,1 triệu đơn vị …

Chốt phiên chiều, sàn HNX có 65 mã tăng và 185 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm 7,66 điểm, tương đương giảm 1,73% về mức 434,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 167,3 triệu đơn vị, giá trị 4.920,6 tỷ đồng.

Chứng khoán 22/2: Thị trường nhuốm đỏ bởi căng thẳng Nga-Ukraine

Chứng khoán 22/2: Thị trường nhuốm đỏ bởi căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ