Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 9/2: Cổ phiếu ngành thép tiếp tục “nóng”

Kinhtedothi - Phiên giao dịch hôm nay (9/2), các nhóm cổ phiếu vẫn tiếp tục phân hóa. Chỉ riêng cổ phiếu ngành thép vẫn “nóng” khi nhiều mã tăng trần, “ông lớn” HPG khớp cao vọt với khối lượng so với mọi khi và lớn thứ 2 trên thị trường.

Ngày 7/2, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã có thông tin đăng tải trên website rằng: Đặt năm 2030 là thời hạn mới để ngành công nghiệp thép đạt đỉnh phát thải, thay vì mục tiêu trước đó là năm 2025. Việc lùi thời hạn này cho thấy, Trung Quốc muốn nới lỏng cho ngành luyện quặng thép và cũng là cơ hội cho các đơn vị nhập khẩu thép phục vụ việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế của nước này thêm 5 năm nữa.

Thông tin trên đã giúp cho các DN thép của Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, do đó các cổ phiếu ngành thép đã đảo chiều tăng mạnh mẽ, hút mạnh nguồn vốn đầu tư.

Các mã HSG, POM, NKG, VIS tiếp đà hôm qua, sáng nay vẫn lên giá trần; mã lớn HPG có lúc tăng 5%, nhưng kết phiên còn tăng 4,3% lên 47.500 đồng, nhưng thanh khoản cao nhất thị trường, với 31,69 triệu đơn vị.

Nhóm ngân hàng vẫn bị phân hóa. Trong đó, HDB tăng 2,6% lên 32.300 đồng/CP; VIB tăng hơn 1%, VPB và TCB nhích nhẹ. Ngược lại, VCB vẫn giảm mất 1,4% xuống 90.700 đồng/CP; EIB giảm 1,4% xuống 35.200 đồng/CP; cùng các mã giảm dưới 1% là BID TPB, SSB, ACB, LPB, MBB.

Rổ VN30 một số mã lớn vẫn đi xuống gây áp lực lên chỉ số như GAS giảm 2% xuống 111.700 đồng/CP; VIC giảm hơn 1% xuống 86.400 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu bất động sản (BĐS) – xây dựng nhỏ và vừa cũng bị áp lực chốt lời nên phân hóa. Các mã giảm có FLC và CII cùng giảm 1,7%; ROS cũng giảm 2,2%. Trong đó, FLC khớp 17,66 triệu đơn vị; CII khớp 12,33 triệu đơn vị, ROS khớp 9,36 triệu đơn vị. Ngược lại, ITA tăng 1% lên 15.650 đồng, các mã HQC, HTN, IJC, DIG, DXG đứng sắc xanh, khớp từ trên 5 đến trên 8 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE với 244 mã tăng và 181 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 2,49 điểm, tương đương tăng 0,17% lên 1.503,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 479,2 triệu đơn vị, giá trị 15.611,9 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,6% về khối lượng và tăng 11,5% về giá trị so với phiên sáng qua.

Nhóm cổ phiếu ngành thép và ngân hàng hút dòng tiền.

Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, các nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, BĐS vẫn bị phân hóa, nhưng thép vẫn đồng thuận đi lên.

Cụ thể, nhóm cổ phiếu ngành thép tăng mạnh lên mức giá trần có HSG, NKG, POM, VIS. Mã lớn HPG cũng tăng mạnh 3,8% lên 47.300 đồng/CP, khớp cao thứ 2 trên thị trường với 40,29 triệu đơn vị, đứng sau FLC; HSG khớp 8,5 triệu đơn vị; NKG khớp 5,5 triệu đơn vị.

Rổ VN30 ngoài HPG tăng tốt còn có, KDH tăng mạnh 5,4% lên 53.100 đồng/CP; BID tăng 2,2% lên 48.400 đồng/CP; VJC tăng 2,7% lên 135.000 đồng/CP; PDR tăng 2% lên 90.800 đồng/CP; PLX tăng 1% lên 71.100 đồng/CP; VNM tăng 1% lên 82.800 đồng/CP. Các mã tăng dưới 1% có VHM, VRE, TCB, SSI, MWG, FPT, CTG, BVH, MSN, SSI.

Ngược lại, giảm trong rổ VN30 có GAS giảm sâu 3,5% xuống 110.000 đồng/CP; VIC vẫn lầm lũi đi xuống giảm 1,8% xuống 85.700 đồng/CP; STB giảm 2,2% xuống 35.050 đồng/CP; PNJ giảm 1,6% xuống 103.300 đồng/CP; VCB giảm 1.3% xuống 90.800 đồng/CP. Giảm dưới 1% có MBB, ACB, NVL, TPB, SAB, POW, CTG, VPB.

Ngoài HPG thanh khoản cao nhất, nhóm VN30 thanh khoản tốt tập trung vào các mã ngân hàng như STB khớp 32,9 triệu đơn vị; TCB khớp 17,3 triệu đơn vị; MBB khớp 21 triệu đơn vị; VPB khớp 18 triệu đơn vị.

Nhóm dịch vụ tài chính vẫn phân hóa, nhưng phần lớn là tăng giá. Cổ phiếu tăng tốt đáng kể là ORS tăng 4,8%; CTS tăng 3,8%; VIX tăng 2,3%; các mã VND tăng 2,9%, TVS tăng 2,8%, TVB tăng 3%, các mã FTS, FIT, BCG, AGR, VCI tăng từ trên 1% đến trên 2%. Chỉ có IBC, EVF, BSI, HCM đứng dưới tham chiếu, mức điều chỉnh hẹp.

Nhóm cổ phiếu BĐS và xây dựng nhỏ và vừa phiên chiều nay vẫn bị phân hóa. Một số mã tăng lên giá trần như DIG sau nhiều phiên giảm sàn kể từ đầu năm mới Nhâm Dần thì này đã tăng trần, cùng với đó là DRH, NHA, PXI, TTB.Các mã tăng tốt từ trên 2% trở lên đến trên 5% như CCL, FIR, HDC, IDJ, ITA, LDG, NLG, SCR, TDC, …

Các mã họ FLC bị phân hóa. Trong đó, FLC nhích tăng 0,4%, khớp cao nhất thị trường với 51,14 triệu đơn vị; AMD cũng chỉ nhích 0,5%, khớp thấp gần 3,1 triệu đơn vị; trong khi đó ROS đứng giá tham chiếu, khớp 15,5 triệu đơn vị; ITA tăng 1,8%, khớp trên 8,4 triệu đơn vị; LDG tăng 3,5%, khớp trên 10,5 triệu đơn vị; NLG tăng 6,1%; SCR tăng 4,6%; TDC tăng 5,2%; CII đảo chiều từ giá sàn, tăng 1,28%, khớp 4,9 triệu đơn vị.

Chốt phiên giao dịch chiều, sàn HOSE với 291 mã tăng (trong đó có 17 mã tăng trần) và 161 mã giảm, VN-Index tăng 4,39 điểm, tương đương tăng 0,29% lên 1.505,38 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 794,7 triệu đơn vị, giá trị 25.237,3 tỷ đồng, tăng gần 8,1% về khối lượng và tăng gần 12% về giá trị so với phiên hôm qua.

Sàn HNX phiên hôm nay diễn biến tích cực hơn HOSE khi 2 mã CEO, L14 không có đứng giá sàn mà lên mức giá trần.

Cụ thể, rổ HNX30 có 2 mã BĐS là CEO và L14 đảo chiều lên mức trần tại các mức giá 55.300 đồng/CP và 338.500 đồng/CP. Cùng với đó, các mã tăng tốt còn có TVC tăng 4,9%; NDN tăng 3,2%; LAS tăng 3,7%; NVB tăng 1,3%; SHS tăng 1,2%; các mã DTD, DXP, THD, VMC, … đứng sắc xanh.

Nhóm xăng dầu hôm nay giảm sâu, có PVS giảm 1,7%; PVC giảm 2,2% và PVB giảm 0,6%. Ngoài ra LHC giảm 2,1%.

Chốt phiên chiều, sàn HNX với 142 mã tăng, 92 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 6,3 điểm, tương đương tăng 1,51% lên mức 424,19 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 67 triệu đơn vị, giá trị 1.985 tỷ đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ