Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán hôm nay 12/4: VN-Index lao dốc về đứng thấp nhất ngày

Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay 12/4, thị trường chứng khoán chứng kiến phiên thứ 3 liên tiếp chỉ số VN-Index giảm điểm sâu mất hơn 20 điểm. Mặc dù, thông tin của các ngành, doanh nghiệp sau quý 1/2022 vẫn tích cực, nhưng giới đầu tư đã tỏ ra mất bình bĩnh bán tháo cổ phiếu.

Bước vào phiên giao dịch sáng, giới đầu tư tỏ ra thận trọng sau 2 phiên cuối tuần trước VN-Index đã giảm mạnh mỗi phiên hơn 20 điểm. Thị trường bị rung lắc do thông tin tuần trước 2 “đại gia” bất động sản là Chủ tịch Tân Hoàng Minh và FLC vướng vào lao lý. Phiên cuối tuần còn có tin đồn thất thiệt về Tập đoàn Hoa Sen (HSG) phát hành trái phiếu, khiến cho cổ phiếu HSG bị bán giá sàn. Còn thị trường chứng khoán lao dốc mạnh.

Mặc dù, Ủy bán Chứng khoán Nhà nước, Tập đoàn Hoa Sen đã thông tin lại vấn đề này là HSG không phát hành trái phiếu DN. Thủ tướng Chính phủ đã ra văn bản chỉ đạo làm rõ những thông tin thất thiệt ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán. Nhưng thị trường chứng khoán phiên sáng nay vẫn bị rung lắc mạnh, do giới đầu tư lo ngại cổ phiếu chìm sâu đã bán cắt lỗ.

Chỉ sau hơn nửa giờ giao dịch sáng, VN-Index bất ngờ lao mạnh xuống dưới ngưỡng 1.480 điểm, với 350 mã giảm điểm chỉ có chưa đầy 100 mã tăng.

Rổ VN30, đầu phiên còn hỗ trợ thị trường với khoảng 10 mã tăng điểm, nhưng sau nửa giờ trở đi về cuối phiên chỉ còn 3 mã tăng là VPB, MSN và VJC. Trong đó, VPB tăng tốt và khớp lệnh cao nhất sàn HOSE, với mức tăng 1,7% lên 39.450 đồng, khớp 17,9 triệu đơn vị; MSN tăng 1% lên 125.000 đồng/CP; VJC tăng 0,5% lên 139.100 đồng/CP và ACB đứng giá tham chiếu.

Còn 26 mã giảm điểm, trong đó BVH giảm mạnh nhất mất 3,5% xuống 61.300 đồng/CP; BID giảm 2,9% xuống 40.700 đồng/CP; GAS giảm 2,5% xuống 107.500 đồng/CP; SSI giảm 2,4% xuống 41.950 đồng/CP; VHM và MBB cùng giảm 2,3% xuống 73.400 đồng và 32.450 đồng, VHM cũng giảm 2,3% xuống và là cổ phiếu tạo gánh nặng lớn nhất cho chỉ số.

Các mã giảm trên dưới 2% còn có PNJ, PDR, POW, MWG, GVR, HPG, VRE, nhóm giảm nhẹ là VIC, VCB, VNM, NVL, KDH, TCB, HDB, FPT.

Nhóm cổ phiếu bất động sản (BĐS) vừa và nhỏ cũng chìm trong sắc đỏ chỉ có rất ít mã tăng điểm. Trong đó, các mã tăng như: ITA, ASM, KBC, HT1, FCN. Một vài mã ngành khác cũng có sắc xanh như: HSG, GEX, DPM, DCM, QBS.

Tăng tốt phiên sáng có IDI tăng 4,4% lên 25.900 đồng/CP; ACL tăng 4,4% lên 23.800 đồng/CP; STG cũng tăng 4,4% lên 33.000 đồng/CP; HAH tăng 3% lên 93.800 đồng/CP; SFI tăng 2,9% lên 82.900 đồng/CP.

Nhóm họ FLC vẫn bị bán tháo ở mức giá sàn ở cả 4max là FLC, ROS, HAI, AMD do giới đầu tư đang tìm cách bán cắt lỗ bằng mọi giá. Trong đó, FLC khớp 9,68 triệu đơn vị; ROS khớp 7,8 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn trên dưới 13 triệu đơn vị.

Nhóm đứng giá sàn còn có TGG, FTM, OGC, EVE, PTL, VIP, UDC; giảm từ trên 5% đến sát giá sàn như TMT, TLH, FRT, TDG, ASP, YEG, SKG, HHS, PXS, DLG, VTO, CTD, NVT, PTC; Nhóm giảm từ trên 3% đến trên 4% có HAG, DXG, SCR, HQC, NKG, SHB, CII, VIX, TSC, LDG, TTF… Trong đó, HAG khớp 11.850 đồng, khớp lệnh; HQC khớp hơn 12,63 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 62 mã tăng, nhưng có tới 405 mã giảm, VN-Index giảm 19,53 điểm, tương đương mất 1,32% xuống 1.462,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 381,6 triệu đơn vị, giá trị 11.637 tỷ đồng, tăng hơn 7% về khối lượng và tăng 6% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (8/4).

Sàn điện tử nhuốm đỏ, VN-Index đứng thấp nhất ngày.

Phiên giao dịch buổi chiều, mặc dù nhiều chuyên gia chứng khoán khuyến cáo nhà đầu tư nên bình tĩnh, không nên bán tháo cổ phiếu bằng bất cứ giá nào, nhưng thị trường vẫn rực đỏ, chỉ có lác đác mã xanh. VN-Index có lúc hồi về chỉ còn mất gần 10 điểm, nhưng cuối phiên tình trạng bán tháo vẫn diễn ra, VN-Index rơi mất hơn 26 điểm, đây là phiên thứ 3 liên tiếp VN-Index mất hơn 20 điểm.

Nhóm VN30 phiên chiều chỉ còn lại 4 mã tăng điểm là FPT, MWG, MSN và VPB. Cụ thể, MWG bất ngờ đảo chiều thành công tăng tốt nhất nhóm tăng 1,8% lên 152.700 đồng/CP; MSN tăng 1,3% lên đồng/CP;giá 125.400 đồng/CP; FPT tăng 1,2% lên 109.800 đồng/CP; và VPB tăng 0,5% lên 39.000 đồng/CP.

Các mã giảm sâu hơn phiên sáng, cụ thể, giảm mạnh nhất là TPB bất ngờ có lúc giảm sàn trong đợt khớp ATC, kết phiên giảm 5,3% xuống 38.050 đồng/CP; BVH giảm 5,5% xuống 60.000 đồng/CP; GVR giảm 5,3% xuống 33.000 đồng/CP; VHM giảm 2,8% xuống 73.000 đồng/CP; VRE giảm 3,4% xuống 31.100 đồng/CP; BID giảm 3,5% xuống 40.450 đồng/CP; CTG giảm 3,3% xuống 31.000 đồng/CP; SSI giảm 2,8% xuống 41.800 đồng/CP; HPG giảm 2,8% xuống 45.100 đồng/CP; POW giảm 3,7% xuống 15.600 đồng/CP; PLX giảm 2,8% xuống 54.600 đồng/CP. MBB giảm 2,9% xuống 32.250 đồng/CP.Các mã ACB, GAS, HDB, KDH, PDR, PNJ, TCB giảm từ 1,1-1,8%; còn VNM, VIC, VJC, VCB, STB, NVL giảm từ 0,3-0,7%.

Thanh khoản tốt nhất nhóm có VPB khớp 25,2 triệu đơn vị; HPG khớp 18,2 triệu đơn vị; MBB khớp 15,3 triệu đơn vị; các mã POW, STB, TCB, SSI có từ 7-9 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu tài chính cũng gây bất ngờ với phiên chiều nhiều mã đứng giá sàn và gần sàn như: FTS, ORC, TVB giảm sàn, còn VND giảm 6%; AGR giảm 6,5%; BSI giảm 6,8% sát giá sàn; HCM giảm 6,4%; VCI giảm 4,6%; VDS giảm 3,8%... Trong đó, khớp lệnh cao nhất nhóm là VND với 16,6 triệu đơn vị; BCG khớp 8,2 triệu đơn vị; VIX 5,6 triệu đơn vị; HCM và OGC có hơn 5 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu BĐS – xây dựng nhỏ và vừa phiên chiều cũng nhiều mã bất ngờ rơi về giá sàn. Cụ thể, ngoài 4 mã họ FLC là FLC, ROS, AMD, HAI, còn có DIG, DRH, DXG, FDC, HAR, HDC, HQC, LDG, LGL, NBB, NVT, PTL, QCG, SCR, TDC, VPH, VRC, CIG, CII, CTD, CT1, DC4, DPG, MCG, PXI, PXS, TGG, UDC, Các mã giảm sâu còn có FCM giảm 6,9% sát giá sàn; PC1 giảm 6,7%; CKG và HTN cùng giảm 6,3%.

Nhóm giảm từ trên 2% đến trên 5% như CCL, CRE, D2D, DTA, HDG, ITA, IJC, NLG, NTL, SGR, TEG, TLD, VPI… Thanh khoản tốt nhất nhóm có HQC khớp 23,9 triệu đơn vị; FLC khớp 10,2 triệu đơn vị vẫn còn 13,8 triệu đơn vị dư bán sàn; ROS khớp 8,5 triệu đơn vị, dư bán sàn gần 12 triệu đơn vị; CII khớp 6,8 triệu đơn vị; ITA khớp 9,2 triệu đơn vị.

Cặp đôi HAG – HNG cũng lùi sâu, với HAG đứng giá sàn, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị; HNG giảm 4,27%, khớp 12,6 triệu đơn vị. Nhóm thép cũng đều đứng giá dưới tham chiếu, ngoài HPG giảm sâu kể trên, còn có NKG và VIS giảm sàn mất 6,9%, trong đó NKG khớp 7,5 triệu đơn vị; POM giảm 3,7%; HSG giảm 0,15%.

Nhóm vận tải biển và logicstics phiên chiều chỉ có HAH tăng tốt 2,41% lên 93.300 đồng/CP; VSC nhích nhẹ 0,1%; còn VIP, VOS và VTO đứng giá sàn mất 6,7% và 7%; GMD giảm 4,93%, đứng giá thấp nhất ngày tại 52.100 đồng/CP.

Nhóm hóa chất phiên sáng cặp đôi DCM và DPM cùng tăng hỗ trợ thị trường thì chiều DCM quay đầu giảm 0,6%; DPM vẫn giữ mức tăng 2,2%, khớp 4,9 triệu đơn vị; còn NHH, RDP, SJF giảm sàn.

Chốt phiên chiều 12/4, sàn HOSE chỉ có 67 mã tăng, nhưng có tới 409 mã giảm (với 63 mã giảm sàn), chỉ số VN-Index giảm mạnh mất 26,75 điểm, tương đương giảm 1,8% về mức 1.455,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 680 triệu đơn vị, giá trị 21,282,1 tỷ đồng, giảm 10,9% về khối lượng và giảm 9,63% về giá trị so với phiên cuối tuần trước 8/4.

Trên sàn HNX, phiên chiều cũng bất ngờ nhóm dầu khí bị bán tháo ở mức giá sàn, khiến HNX-Index đứng thấp nhất ngày. Cụ thể, rổ HNX30 cả 3 mã dầu khí là PVS, PVC, PVB cùng đứng giá sàn mất 9,8-9,9%. Ngoài ra, còn NBC cũng đứng giá sàn, mất 9,7%. Trong đó, PVS khớp cao nhất sàn với 9,6 triệu đơn vị.

Giảm sâu còn có CEO giảm 9,6%, khớp 3,5 triệu đơn vị; TAR giảm 9%, khớp 1,6 triệu đơn vị; HUT giảm 3,3%, khớp 3,1 triệu đơn vị; BVS giảm 6,6%; LAS giảm 5,9%; MBS giảm 5,5%; NDN giảm 4,5%; TVC giảm 3,8%; VMC giảm 5,9%; VCS giảm 4,7%; SHS giảm 1%, khớp đứng sau PVS với 9,3 triệu đơn vị.

Nhóm HNX30 còn 6 mã tăng, nhưng mức tăng chỉ trên dưới 1% như: IDC tăng 0,3%, khớp 5,7 triệu đơn vị; LHC và SLS cùng tăng 1,2%; NTG tăng 0,5%, khớp gần 3 triệu đơn vị; VC3 tăng 0,2%; NVB tăng 0,3%.

Chốt phiên chiều, sàn HNX có 51 mã tăng và 192 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm mạnh xuống mức thấp nhất ngày mất 11,01 điểm, tương đương giảm 2,55%, xuống 421,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 95 triệu đơn vị, giá trị 2.585,8 tỷ đồng.

Chứng khoán hôm nay 8/4: Bất ngờ đợt khớp ATC, VN-Index lại lao dốc

Chứng khoán hôm nay 8/4: Bất ngờ đợt khớp ATC, VN-Index lại lao dốc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gác lại lo toan, hòa mình vào phiên chợ quê ngày áp Tết

Gác lại lo toan, hòa mình vào phiên chợ quê ngày áp Tết

27/01/2025 | 09:52

Kinhtedothi - Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề. Khoảng thời gian này là lúc nhiều người gác lại công việc bộn bề, lo toan ngày thường, hòa mình vào phiên chợ quê, tận hưởng hương vị rất riêng của những phiên chợ Tết.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ