Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 24/10: Thanh khoản "lặn mất tăm", một cổ phiếu nằm sàn 6 phiên

Kinhtedothi - Thị trường phiên sáng 24/10 chứng kiến giao dịch ảm đạm trên cả 3 sàn. Thanh khoản trên sàn HoSE trong buổi sáng chỉ đạt hơn 4.000 tỷ đồng.

VN-Index le lói xanh rồi trở về sắc đỏ

Sáng 24/10, sau ít phút le lói sắc xanh nhờ lực cầu bắt đáy, áp lực bán đã quay trở lại khiến bảng điện tử bị sắc đỏ lấn át. Nhóm bluechip bị phân hóa khiến VN-Index giảm về dưới tham chiếu từ mức điểm gần 1.100 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.

Thanh khoản gần như "lặn mất tăm" khi nhà đầu tư thận trọng giữ tiền. Các nhóm ngành cổ phiếu gần như ít biến động, ngoại trừ một vài cái tên ở nhóm bất động sản, hóa chất, vận tải như DPM, DCM, VOS, QCG, TLD chịu sức ép gia tăng. 2 cổ phiếu CCI và BKG ngược dòng thị trường khi sớm tăng kịch trần, nhưng thanh khoản khớp lệnh rất thấp.

Diễn biến giá cổ phiếu toàn thị trường sáng 23/10

Rổ VN30 diễn biến khá tích cực khi có 16 mã tăng, 11 mã giảm. Tuy nhiên, Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất chỉ có 4 mã tăng và mức tăng đều kém: VCB tăng 0,36%, BID tăng 0,25%, VNM tăng 0,14% và FPT tăng 0,44%. Trong khi đó VHM giảm 0,56%, GAS giảm 0,5%, VIC giảm 0,23%, VPB giảm 0,24% và HPG giảm 0,42%.

VN-Index được kéo lên phút cuối. Kết phiên sáng, VN-Index giảm nhẹ 0,57 điểm xuống còn 1.092,96 điểm. Toàn thị trường có 249 mã tăng 327 mã giảm, còn lại đa phần đứng giá.

Trước áp lực bán mạnh của khối ngoại, MWG trở thành cổ phiếu lấy đi của chỉ số chung nhiều điểm nhất (-0,42 điểm). Tiếp đó là BCM.

Khối ngoại hôm nay tiếp tục quay trở lại bán ròng 205 tỷ trong phiên sáng, nhiều nhất là MWG (-74 tỷ), ở chiều mua, FPT là cổ phiếu được khối ngoại gom vào nhiều nhất với giá trị hơn 27 tỷ.

Đáng chú ý, trong phiên hôm nay, cổ phiếu VNE của Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam tiếp tục nằm sàn giảm gần 7% xuống còn 6.950 đồng, khớp chỉ hơn 60.000 đơn vị và còn dư bán giá sàn hơn 5,3 triệu đơn vị. Đáng nói, đây cũng là phiên nằm sàn thứ 6 và phiên giảm thứ 11 liên tiếp của mã kể từ ngày 10/10 (mất đi -40% giá trị). Trong phiên hôm qua, cổ phiếu VNE bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất thị trường với 4,3 triệu đơn vị.

Cổ phiếu liên tục giảm sàn, Tổng công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam bị yêu cầu giải trình

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có văn bản yêu cầu giải trình đối với VNE của Tổng công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam sau chuỗi giảm sàn 5 phiên liên tiếp. Đà giảm diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo và cổ đông lớn của Xây dựng Điện Việt Nam đồng loạt bán ra. Thậm chí Phó Chủ tịch bị công ty chứng khoán bán giải chấp hàng trăm nghìn cổ phiếu.

Diễn biến cổ phiếu VNE

Cụ thể, thời gian gần đây, cổ phiếu VNE liên tiếp xuất hiện các giao dịch lớn trong đó Công ty CP Malblue đã bán 2 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận trong ngày 3/10. Trước giao dịch, Malblue nắm giữ hơn 8,5 triệu cp VNE (tỷ lệ sở hữu 9,4%).

Hiện tại, ông Nguyễn Minh Tuấn đang làm Chủ tịch HĐQT ở cả 2 công ty Malblue và VNE. Cá nhân ông Tuấn cũng đang nắm hơn 3,8 triệu cp VNE.

Từ 19/9 - 13/10, Phó Tổng Giám đốc Trần Văn Huy cũng đã bán ra 100.000 cổ phiếu giảm lượng sở hữu về mức 4.500 đơn vị;

Trong khi đó, Phó Chủ tịch HĐQT Trần Quang Cần, người sở hữu 7,1 triệu cp VNE (tỷ lệ 8,67% vốn) cũng vừa bị công ty chứng khoán bán giải chấp gần 392.000 cổ phiếu trong ngày 17/10; tỷ lệ sở hữu sau giao dịch giảm còn 8,19%.

Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, VNE đạt doanh thu gần 475 tỷ đồng - giảm 65% so với cùng kỳ; lãi ròng giảm 50% YoY còn vỏn vẹn 3,3 tỷ đồng. Kết quả này các rất xa mục tiêu 1.917 tỷ đồng doanh thu và 15,5 tỷ lợi nhuận sau thuế cả năm.

Tại thời điểm cuối quý 2, nợ phải trả của công ty ở mức 2.663 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn ghi nhận hơn 1.800 tỷ - gấp 2 lần vốn chủ sở hữu.

Trên thị trường, chốt phiên ngày 9/10, giá cổ phiếu VNE đạt 11.600 đồng/cổ phiếu và có 10 phiên giao dịch gần nhất thì giá cổ phiếu này đều giảm với 5 phiên từ ngày 17 đến ngày 23/10 giảm hết biên độ và rơi xuống mức 7.470 đồng/cp và giảm hơn 35% trong 1 tháng qua. Sáng 24/10, cổ phiếu này tiếp tục nằm sàn, giảm hơn 40% trong 1 tháng.

Chứng khoán Everest bị xử phạt trong vụ Tân Hoàng Minh làm ăn ra sao?

Chứng khoán Everest bị xử phạt trong vụ Tân Hoàng Minh làm ăn ra sao?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ