Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyện cắt lỗ của thị trường bất động sản: Chỉ là chiêu trò?

Kinhtedothi - Rất nhiều sản phẩm bất động sản (BĐS) được rao bán tràn lan trên các kênh truyền thông mạng với nội dung “bán cắt lỗ” hàng trăm triệu đồng. Song thực tế, nhiều chủ đầu tư đã đẩy giá lên cao nhưng không thanh khoản được, buộc phải điều chỉnh giá bán hoặc thực hiện chính sách khuyến mại “khủng”.

 Nhà đầu tư tham khảo thông tin một dự án bất động sản ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Đồng loạt bán lỗ?

Sở hữu một căn hộ ở dự án Osaka tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đầu năm 2018, song không có nhu cầu ở nên 2 năm qua, gia đình chị Lan Anh đã cho thuê lại. Tuy nhiên, hiện nay do cần vốn để làm ăn nên chị đang rao bán căn hộ này. “Thời điểm này, nếu bán nhà, tôi phải chịu lỗ khoảng 100 triệu đồng so với giá mua nhà cách đây 2 năm” – chị Lan Anh chia sẻ.

Khảo sát thực tế tại một số dự án ở Hà Nội, rất nhiều sản phẩm đang được rao bán trên website dự án với mức chiết khấu, ưu đãi hàng trăm triệu đồng/sản phẩm như: Dự án Sun 69 Thụy Khuê (Tây Hồ) chiết khấu 11%, tặng thêm gói nội thất trị giá 200 triệu đồng; dự án King Palace Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) chiết khấu 13%, tặng thêm gói nội thất trị giá 100 triệu đồng... cùng nhiều dự án khác cũng “chạy đua” chiết khấu và quà tặng. Tuy nhiên, những chính sách chiết khấu, ưu đãi kèm theo bảng giá bán hàng tại nhiều dự án đang có sự mập mờ khiến cho khách hàng hiểu nhầm là chủ đầu tư đang phải giảm giá để bán hàng.

Trong vai một người đi mua hàng, phóng viên liên hệ với số hotline 09438522xx của đơn vị phân phối sản phẩm dự án King Palace Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) gặp chị H. – nhân viên bán hàng. Theo đó, dự án này đang có gói sản phẩm căn hộ 2 phòng ngủ diện tích 82 - 94m2 thông thuỷ, được rao bán kèm theo chiết khấu và quà tặng tại website dự án với mức 42 triệu đồng/m2 nhưng giá bán thực tế lại cao hơn khoảng 1 - 2 triệu đồng/m2 so với quảng cáo. “Giá bán sản phẩm 2 phòng ngủ hiện nay là 43 – 44 triệu đồng/m2 đã chiết khấu và bao gồm một số nội thất” – chị H. cho hay.

Chỉ là chiêu bán hàng

Theo Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Chí Thanh, đối với dòng sản phẩm chung cư hiện nay trên thị trường đang bị thiếu hụt rất nhiều nên rất khó xảy ra việc chủ đầu tư chịu cắt lỗ để bán hàng. Số liệu tổng hợp của Hội Môi giới BĐS từ văn phòng tại các tỉnh, TP trong thời gian qua, phân khúc căn hộ, đặc biệt là những thị trường lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ghi nhận có sự tăng giá. Đơn cử như TP Hồ Chí Minh, trong năm 2020, giá bán căn hộ bình dân đã được đẩy lên thành phân khúc trung cấp. Giá bán căn hộ trung cấp tăng mạnh (so với năm 2019 tăng 26,5% và so với năm 2018 tăng 50,7%). “Còn đối với những sản phẩm đã qua sử dụng, vì nhu cầu công việc hoặc đầu tư mới buộc phải bán mà rao bán là cắt lỗ thì theo tôi là không chính xác, vì sản phẩm đã được qua sử dụng và đã bị khấu hao” – ông Nguyễn Chí Thanh nhìn nhận.

Cũng theo ông Nguyễn Chí Thanh, câu chuyện cắt lỗ chưa ghi nhận từ phía chủ đầu tư, mà chủ yếu là nhóm nhà đầu tư thứ cấp, nhất là những người đầu tư bằng vốn đi vay ngân hàng với kỳ vọng kiếm lời khi giá tăng cao. “Khi sản phẩm qua tay nhiều nhà đầu tư nhưng trong thời gian dài giá bán đã được đẩy lên mức không thể tăng thêm được nữa nên nhà đầu tư thứ cấp buộc phải thanh khoản sản phẩm với mức giá như lúc mua. Nói là cắt lỗ nhưng chỉ là hình thức để khách hàng quan tâm nhiều hơn tới dự án” – ông Nguyễn Chí Thanh cho biết thêm.

Cùng quan điểm, Tổng Giám đốc G6 Land Nguyễn Anh Quê cho biết, thời điểm hiện tại, ngưỡng tăng giá không còn ở các dự án chung cư, đặc biệt là chung cư cao cấp. Bên cạnh đó, về mặt dòng tiền, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mức độ thanh khoản sản phẩm chậm, nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến vấn đề lời lãi mà chú trọng làm sao có thể rút vốn để đầu tư sản phẩm khác, khi mức giá không tăng như kỳ vọng.
Thị trường BĐS đã có hiện tượng chủ đầu tư chuyển nhượng toàn bộ dự án với mức giá thấp hơn giá chào bán, sau khi đã có thủ tục đầu tư và hạ tầng. Ví dụ, dự án đang chào bán với giá 25 triệu đồng/m2, khi chuyển nhượng dự án lại hạ xuống còn khoảng 20 triệu đồng/m2. Thực tế mức giá thấp hơn đó là chào bán cho nhà đầu tư thứ cấp sau khi chủ đầu tư đã trừ hết chi phí thủ tục, hạ tầng (trong đó đã có phần lợi nhuận) vì nhu cầu đầu tư kênh khác hoặc không đủ lực để tiếp tục theo dự án nên nhìn về hình thức thì đó là cắt lỗ, chứ không phải giảm giá.

Tổng Giám đốc G6 Land Nguyễn Anh Quê

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ