Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyên gia cảnh báo về kế hoạch triển khai tên lửa tại Đức của Mỹ

Kinhtedothi - Theo chuyên gia quân sự Mỹ, tuyên bố của Washington và Berlin đồng nghĩa với việc phiên bản sửa đổi di động của Hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ Aegis mang tên lửa đạn đạo hạt nhân có thể sẽ được triển khai ở Đức.

Ông Theodore Postol - giáo sư danh dự về Khoa học, Công nghệ và Chính sách An ninh Quốc gia tại Viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ, hôm 12/7 cảnh báo, kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Washington tới Đức là một "sự leo thang căng thẳng nghiêm trọng" với Nga.

Mỹ thông báo sẽ triển khai tên lửa tâm trung và tầm ngắn phóng từ đất liền ở Đức từ năm 2026. Ảnh: APA

"Kế hoạch được Washington và Berlin công bố nhằm triển khai vũ khí mới của Mỹ ở Đức là một sự leo thang rất nghiêm trọng trong căng thẳng hạt nhân với Nga" - ông Postol nói với hãng tin Tass. 

Chuyên gia về phòng thủ tên lửa người Mỹ này, vốn từng là cố vấn cho Giám đốc Điều hành Hải quân Mỹ, nói với hãng tin Tass rằng “không thể biết liệu phía Moscow làm thế nào có thể bỏ qua động thái như vậy của Washington”.

Theo ông Postol, tuyên bố của Washington và Berlin đồng nghĩa với việc phiên bản sửa đổi di động của Hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ Aegis mang tên lửa đạn đạo hạt nhân có thể sẽ được triển khai ở Đức.

Trong một diễn biến liên quan, chuyên gia Andrey Gromyko thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hôm 11/7 nhận định, việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Mỹ tới Đức có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.

"Có thông tin Mỹ và Đức đã ký thỏa thuận tiếp tục triển khai tên lửa tâm trung và tầm ngắn phóng từ đất liền ở Đức từ năm 2026. Nếu điều này xảy ra, châu Âu sẽ lùi một bước về nửa đầu những năm 1980, và tình hình châu Âu có thể sẽ đẩy thế giới đến bờ vực của Thế chiến thứ ba"- ông Gromyko cảnh báo.

Chuyên gia Gromyko cũng lưu ý rằng, các nhà nghiên cứu, chính trị gia và nhà ngoại giao còn rất nhiều việc phải làm “để giải quyết vấn đề lâu dài về chiến tranh và hòa bình”.

Trước đó, trong một tuyên bố  đưa ra ngày 10/7, Mỹ cho biết đang chuẩn bị cho việc triển khai lâu dài các khí tài quân sự, bao gồm tên lửa tầm xa Standard Missile-6 (SM-6), tên lửa hành trình Tomahawk và vũ khí siêu thanh ở châu Âu.

Trước năm 2019, tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn vượt quá 500 km bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký bởi cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vào năm 1987. Hiệp ước đánh dấu lần đầu tiên hai quốc gia đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân.

Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 và cáo buộc Nga vi phạm quy định vì phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương định danh là SSC-8). Điện Kremlin nhiều lần phủ nhận cáo buộc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả tương tự việc Washington triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại châu Âu.

Vào cuối tháng 6 vừa qua, người đứng đầu Điện Kremlin cho biết, Moscow nên nối lại việc sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, sau khi Mỹ đưa tên lửa tương tự tới châu Âu và châu Á.

Phản ứng của Nga

Tass ngày 11/7 dẫn lời Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov, cho biết, kế hoạch triển khai vũ khí tầm xa mới tại Đức bắt đầu từ năm 2026 của Washington làm tăng khả năng xảy ra chạy đua vũ trang và có thể gây leo thang không thể kiểm soát.

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: Tass

Đại sứ Nga nêu rõ: Về cơ bản, đây là kế hoạch của Mỹ triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu. Washington đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng. Những bước đi gây bất ổn cao độ như vậy đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc tế và ổn định chiến lược.

Ông Antonov lưu ý Mỹ đang làm tăng nguy cơ chạy đua vũ trang tên lửa và quên rằng đi theo con đường đối đầu có thể gây leo thang không thể kiểm soát trong bối cảnh căng thẳng gia tăng nguy hiểm giữa Nga - NATO.

Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng Điện Kremlin không hề lo lắng và sẽ đưa ra phản ứng quân sự trước mối đe dọa từ Mỹ và Đức. Ông Ryabkov bày tỏ quan điểm rằng những hành động này nhằm mục đích gây tổn hại đến an ninh của Nga.

Ukraine nã tên lửa vào Crimea

Ukraine nã tên lửa vào Crimea

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ