Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyên gia chỉ cách phân biệt nhựa độc hại, nhựa an toàn đựng thực phẩm

Kinhtedothi - Hiện nay, hộp nhựa đựng thực phẩm nhanh được nhiều các cửa hàng sử dụng để đựng thức ăn mang về vì tính tiện lợi, giá thành rẻ. Nhưng đằng sau những lợi ích đó, có rất nhiều tác hại đến sức khỏe.

Chuyên gia y tế cảnh báo về lợp bất cập hại từ những tiện ích tưởng chừng như vô hại này và những hệ lụy trực tiếp tác động đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Phân biệt nhựa an toàn và nhựa độc hại

Nhiều năm nay, chị Nguyễn Hương Dung (trú tại Đan Phượng, Hà Nội) thường xuyên mua đồ ăn sẵn sau giờ tan ca muộn.

“Là một công nhân công ty may có mức thu nhập thấp, lại hay đi làm về muộn, tôi không có thời gian nấu nướng nên mua thức ăn sẵn. Thức ăn mang về được đựng trong hộp nhựa, dù biết rằng thức ăn trong hộp nhựa không tốt nhưng vì sự tiện lợi, tôi đành phải dùng” – chị Dung chia sẻ.

Người dân nên hạn chế sử dụng nhựa dùng 1 lần như ống hút, cốc nhựa, hộp nhựa,...

Hiện nay, nhựa rất tiện dụng, được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người gây ra nhiều phản ứng có hại. Vậy loại nhựa nào độc hại, loại nhựa nào an toàn. Vậy có cách nào để phân biệt các loại nhựa độc hại và có cách nào thải độc khi cơ thể đã nhiễm vi nhựa không?

Theo TS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nhựa an toàn là nhựa không chứa các hóa chất độc hại (ví dụ chất độc BPA gây ung thư, béo phì, vô sinh,...).

Hiện nay, có 7 loại nhựa thông dụng thường được sử dụng. Người dân có thể phân biệt các loại nhựa dựa vào các ký hiệu được in dưới đáy vỏ chai/hộp nhựa bằng các con số từ 1-7. Các con số này biểu thị dấu hiệu phân loại nhựa và cho biết loại nào nên dùng và loại nào không nên dùng.

TS Trương Hồng Sơn cho biết, những loại nhựa có ký hiệu 1, 2, 4 và 5 là an toàn để đựng thực phẩm. Còn những loại nhựa có ký hiệu 3, 6, 7 nên tránh dùng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

“Do sự phổ biến của các sản phẩm nhựa trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là những vật liệu nhựa không an toàn gây ra sự nhiễm vi nhựa ở hầu hết dân số. Vi nhựa khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích tụ tại các bộ phận trong cơ thể như gan, phổi,... và gần như không có cách nào để thải độc nhựa khỏi cơ thể” - TS Trương Hồng Sơn cảnh báo.

Theo bác sĩ Sơn, để giảm thiểu tác hại của vi nhựa đối với sức khỏe con người, người dân có thể tránh sử dụng nhựa dùng 1 lần như ống hút, cốc nhựa, hộp nhựa,... và các loại nhựa có ký hiệu 3, 6, 7 để đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng, hoặc dùng để đựng thực phẩm quay trong lò vi sóng. Ưu tiên các loại nhựa có ký hiệu 1, 2, 4, 5 để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hạn chế sử dụng đồ nhựa

Cảnh báo về tác hại của việc đựng đồ ăn bằng hộp nhựa, PGS.TS Trần Hồng Côn - nguyên giảng viên khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, thông tin, ở nhiệt độ 70 – 80 độ C, một số phụ gia trong nhựa bắt đầu hòa tan vào thực phẩm.

Loại hộp kém chất lượng có thể chứa chất dioctin phatalat, ảnh hưởng trực tiếp tới giới tính con người. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị “nữ tính hóa”, vô sinh, còn bé gái có thể dậy thì quá sớm. Vì thế, chỉ nên dùng hộp nhựa đựng đồ ăn nguội, không được dùng để đựng nước canh, cơm đang nóng.

Việc dùng hộp nhựa để đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ.

Chuyên gia lo ngại, việc dùng hộp nhựa để đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. Đồ ăn càng nóng thì hàm lượng monostyren (một chất độc) trong nhựa PS giải phóng ra càng nhiều, gây tổn hại đến gan, gây nhiều bệnh khác. Không chỉ với nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối, axít... sẽ gây ra độc tố.

Nếu bất đắc dĩ phải dùng hộp xốp, hộp nhựa thì người dân chỉ đựng những đồ nguội, lạnh; nhưng đó là việc mang tính tạm thời, không được để kéo dài. Không dùng hộp nhựa thông thường để đựng thức ăn nóng hoặc để hâm thức ăn trong lò vi sóng mà nên thay bằng những loại hộp sử dụng nhựa đặc, có tính chịu nhiệt cao, tốt nhất là loại được đề xuất dùng cho lò vi sóng.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong trường hợp cần thiết, người tiêu dùng chỉ sử dụng hộp nhựa, hộp xốp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sử dụng theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất.

Không chỉ vậy, người dân cần tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn, sử dụng đồ gia dụng nói chung. Đặc biệt, nên hạn chế sử dụng, sau đó loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa được sản xuất từ nhựa tái chế. Thay vào đó, sử dụng đồ dùng được làm từ sứ, thủy tinh hoặc các vật liệu thân thiện với môi trường như túi giấy, túi mây, tre...

Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ nhựa có màu sặc sỡ

Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ nhựa có màu sặc sỡ

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp ngành nhựa

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp ngành nhựa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ