Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyên gia nhận định về kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga

Kinhtedothi - Theo học thuyết hạt nhân mới, Moscow sẽ có quyền cân nhắc lựa chọn đáp trả hạt nhân nếu Nga hoặc Belarus bị tấn công bằng vũ khí thông thường, và nếu hành động xâm lược đó tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của hai nước.

Hình ảnh bệ phóng di động tên lửa tầm ngắn Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga trong một cuộc tập trận quân sự. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Điện Kremlin cho biết, phiên bản đầu tiên của học thuyết hạt nhân của Nga đã được Tổng thống Vladimir Putin ký vào năm 2020 và ông đã phê duyệt phiên bản mới nhất hôm 19/11. Học thuyết hạt nhân mới phác thảo thời điểm Nga có thể sử dụng kho vũ khí nguyên tử của mình.

Học thuyết mới nêu rõ, Moscow sẽ có quyền cân nhắc lựa chọn đáp trả hạt nhân nếu Nga hoặc Belarus bị tấn công bằng vũ khí thông thường và nếu hành động xâm lược đó tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của hai nước.

Ngoài ra, bất kỳ hành động tấn công nào của một quốc gia phi hạt nhân có sự tham gia của một quốc gia hạt nhân chống lại Nga cũng bị coi là một cuộc tấn công chung và cũng có thể kích hoạt học thuyết hạt nhân mới của Nga.

Sau khi công bố các quy tắc đã sửa đổi, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov giải thích, học thuyết mới trên thực tế trao cho Moscow quyền cân nhắc phản ứng hạt nhân đối với việc Kiev sử dụng tên lửa phi hạt nhân do phương Tây cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga.

Động thái mới nhất của Moscow diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã “bật đèn xanh” cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Washington cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga. Anh và Pháp dường như cũng có động thái tương tự, cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Chuyên gia nói gì về học thuyết hạt nhân sửa đổi của Nga?

Chuyên gia chính trị Thomas Roeper nhận định với đài Sputnik rằng Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden đang khiến Tổng thống đắc cử Donald Trump khó tìm được giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.

"Quyết định cho phép Ukraine bắn vào Nga bằng tên lửa tầm xa, và khả năng đáp trả của Nga sẽ khiến ông Trump khó có thể thực hiện được cam kết sớm chấm dứt chiến sự tại Ukraine” - ông Roeper cho hay.

Chuyên gia Webber lưu ý thêm rằng mặc dù Tổng thống Putin đã cố gắng thận trọng trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine để tránh leo thang, chính quyền Washington dường như đang hành động ngược lại.

"Đó là một quyết định rất liều lĩnh khi đồng ý để Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga và khuyến khích một số chính trị gia liều lĩnh ở châu Âu làm theo", ông Webber cho hay.

Theo ông Andrey Klimov - Phó chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại của Quốc hội Nga, các điều khoản của học thuyết sửa đổi có thể sẽ được "nghiên cứu cẩn thận trong tương lai gần ở các quốc gia đối đầu" với Nga. Ông Klimov bày tỏ hy vọng rằng các nước này sẽ đưa ra kết luận phù hợp và nhận ra rằng "không nên đùa với lửa".

Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Vladimir Bulavin, Moscow vẫn coi vũ khí hạt nhân chỉ là một công cụ răn đe và coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ là biện pháp cuối cùng.

Ông Bulavin giải thích rằng các quy tắc mới trong học thuyết hạt nhân nhằm "đảm bảo sự ổn định và khả năng dự đoán chiến lược", không ngụ ý "một sự thay đổi tự động về bản chất của các hành động đang được thực hiện".

Liệu Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân?

Ngay cả trước khi ký học thuyết sửa đổi, người đứng đầu Điện Kremlin đã cảnh báo Mỹ và các đồng minh NATO không được cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp, nói rằng điều đó có nguy cơ đẩy Nga và liên minh quân sự rơi vào chiến tranh.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Tass

Ngày 19/11, khi được hỏi rằng liệu một cuộc tấn công như vậy của Ukraine có khả năng gây ra phản ứng hạt nhân hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời là có.

Ông Peskov chỉ ra điều khoản của học thuyết này cho phép Nga làm điều đó sau một cuộc tấn công thông thường gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nga.

Quan chức Điện Kremlin cũng nhấn mạnh phần mới của học thuyết này, mô tả cuộc tấn công của bất kỳ quốc gia nào được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ là hành động xâm lược chung chống lại Nga.

Bà Tatiana Stanovaya thuộc Trung tâm Carnegie về Nga và Á-Âu nói rằng bình luận của ông Peskov đánh dấu lần đầu tiên Điện Kremlin thừa nhận rõ ràng "khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa".

Tuy nhiên, trong khi học thuyết này phác thảo khả năng phản ứng hạt nhân của Nga, tài liệu này lại được xây dựng một cách linh hoạt để tránh cam kết chắc chắn sử dụng vũ khí hạt nhân và giữ cho Tổng thống Putin có nhiều lựa chọn.

Trong khi đó, tiến sĩ Jack Watling, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh Anh Royal United Services nhận định, việc sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây chắc chắn sẽ không kích hoạt phản ứng hạt nhân của Moscow như một số người ở phương Tây lo ngại.

Mặc dù vậy, vị chuyên gia này nói thêm rằng "Nga có thể leo thang theo nhiều cách để gây thiệt hại cho phương Tây, từ phá hoại dưới nước đến sử dụng lực lượng ủy nhiệm để quấy rối hoạt động thương mại ở Bab el-Mandeb", một eo biển ngoài khơi Biển Đỏ, nơi các cuộc tấn công vào tàu thuyền được cho là do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện.

Tuy nhiên, bà Stanovaya cho rằng tình hình hiện tại có thể buộc Tổng thống Nga phải có hành động làm leo thang căng thẳng với phương Tây. Nhà lãnh đạo Nga có thể muốn đưa ra cho phương Tây hai lựa chọn rõ ràng: Một là chiến tranh hạt nhân, hai là chấm dứt xung đột với các điều kiện của Nga.

Chuyên gia Stanovaya cho biết,điều đó sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ sáng kiến ​​hòa bình nào nhưng có thể củng cố lập luận của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc đối thoại trực tiếp với ông Putin.

Căng thẳng Mỹ-Nga bao trùm thị trường toàn cầu

Căng thẳng Mỹ-Nga bao trùm thị trường toàn cầu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ