CNN: Mỹ lặng lẽ thử tên lửa siêu thanh để tránh Nga hiểu lầm
Kinhtedothi - Vụ thử diễn ra vài ngày sau khi Nga cho biết đã triển khai tên lửa siêu thanh trong cuộc xung đột với Ukraine, đồng thời tuyên bố nhắm mục tiêu vào một kho đạn dược ở miền tây Ukraine.
CNN dẫn nguồn thạo tin quốc phòng cho biết, Mỹ đã thử nghiệm thành công một tên lửa siêu thanh vào giữa tháng 3 nhưng không lên tiếng trong vòng hai tuần để tránh leo thang căng thẳng với Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công du châu Âu.
Quan chức này cho biết, tên khí siêu thanh HAWC đã được phóng từ máy bay ném bom B-52 ngoài khơi bờ biển phía Tây, trong cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên của hệ thống này phiên bản Lockheed Martin sản xuất. Quan chức trên không cung cấp nhiều thông tin về vụ thử, chỉ lưu ý rằng tên lửa đã bay ở độ cao 19.812m và quãng đường gần 500km.
Vụ thử diễn ra vài ngày sau khi Nga cho biết đã triển khai tên lửa siêu thanh trong cuộc xung đột với Ukraine, đồng thời tuyên bố nhắm mục tiêu vào một kho đạn dược ở miền tây Ukraine.
Theo CNN, vào thời điểm Mỹ triển khai vụ thử nghiệm, ông Biden đang chuẩn bị cho chuyến thăm các đồng minh NATO ở châu Âu, trong đó có chặng dừng chân ở Ba Lan, nơi ông gặp ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Ukraine.
Mỹ đã thận trọng không thực hiện các bước hoặc đưa ra các tuyên bố có thể làm leo thang căng thẳng giữa Washington và Moscow một cách không cần thiết. Tuần qua, Mỹ cũng hủy một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III để tránh Nga hiểu lầm, theo CNN.
Mỹ cũng phản đối việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine thông qua Mỹ, lo ngại rằng Điện Kremlin có thể diễn giải là Mỹ và NATO tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Mỹ đã đặt trọng tâm vào phát triển vũ khí siêu thanh sau các cuộc thử nghiệm thành công của Nga và Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Trong ngân sách quốc phòng năm 2023, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề xuất 7,2 tỷ USD cho các vụ phóng tên lửa tầm xa, bao gồm cả tên lửa siêu thanh.
Chiến sự tại Ukraine có nguy cơ đe dọa an ninh lương thực toàn cầu
Kinhtedothi - Theo thông tin trên website của Liên hợp quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo, cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine có thể gây nên tình trạng mất an ninh lương thực trên diện rộng.
Nga - Ukraine khó đàm phán vì "bằng chứng chết chóc" ở Bucha?
Kinhtedothi - Trả lời báo giới hôm 4/4, phát ngôn viên Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc của Kiev về việc Nga đã thảm sát dân thường tại thị trấn Bucha, Ukraine, nhấn mạnh trình tự thời gian của các sự kiện có nhiều mâu thuẫn.
Các nước Arab đề nghị làm trung gian hòa giải xung đột Nga-Ukraine
Kinhtedothi - Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 4/4 tuyên bố các nước Arab sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Moscow và Kiev nhằm xây dựng lòng tin và mở đường cho giải pháp chính trị bền vững cho cuộc xung đột này.