Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có gì bên trong câu chuyện thay Valentine thành “Lễ ôm bò”

Kinhtedothi - Đề xuất chuyển “Ngày lễ tình nhân” thành "Ngày lễ ôm bò" của Ấn Độ cho thấy những bất đồng chính trị, xã hội cũng như nỗ lực thoát ly của quốc gia này khỏi phương Tây.

Ủy ban phúc lợi động vật của Ấn Độ (AWBI) đã kêu gọi tất cả người dân Ấn Độ chọn ngày 14/2 để tổ chức “Lễ ôm bò” thay vì lễ tình nhân như truyền thống.

Đối với Ấn Độ, bò là một con vật không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây, còn đối với Ấn Độ giáo, loài vật này được tôn thờ không khác gì một vị thần. Có thể nói, bò chẳng khác gì người mẹ, người mang lại tất cả sự sung túc cho nhân loại. Trước sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của nền văn minh phương Tây, dường như những giá trị truyền thống của đạo Hindu đang dần mất đi, trong đó có lễ hội này.

Tất nhiên, đề xuất trên cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó có những lời châm chọc, meme tràn lan trên mạng xã hội hay thậm chí hơn là những lời phê phán, chỉ trích từ cư dân mạng.

Ông Jairam Ramesh, tổng thư ký phụ trách truyền thông của đảng Quốc hội Ấn Độ đối lập, đã châm biếm sau khi đề xuất bị loại bỏ: "Ai đã lên ý tưởng này ngay từ đầu?"

Không thể phủ nhận ý nghĩa của bò đối với nhiều người theo đạo Hindu cũng như vị trí của nó trong nền kinh tế. Nhưng không ít ý kiến cho rằng dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, AWBI ngày càng xem loài vật này như một biểu tượng chính trị.

Ông V.K. Raman, giáo sư tại Đại học Delhi cho biết "Ngày ôm bò trở thành vấn đề được quan tâm đối với phần đông phái cánh hữu theo đạo Hindu: Một là ủng hộ ngày ôm bò và hai là phản đối ngày lễ tình nhân."

Gần đây, các tổ chức nhân quyền nhận thấy rằng những sắc lệnh mới ra đang hạn chế dần những ngày lễ truyền thống như “Ngày Ôm Bò” cũng như việc chính phủ phá hủy các tàn tích lịch sử dưới danh nghĩa loại bỏ chủ nghĩa thực dân.

Năm ngoái, nhà lập pháp Kirori Lal Meena cho biết bò là một phần không thể thiếu trong văn hóa Ấn Độ, yêu cầu chính phủ ra luật ngăn chặn việc giết mổ bò, đồng thời biến nó thành linh vật quốc gia.

Một số bang của Ấn Độ có đa số người theo đạo Hindu đã cấm giết mổ bò. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ làm nảy sinh một số vấn đề khác. Chẳng hạn, tình trạng gia súc phá hoại mùa màng đã trở nên phổ biến ở Uttar Pradesh – nơi nghiêm cấm vận chuyển, giết mổ bò.

Những năm gần đây, việc sử dụng bạo lực núp bóng danh nghĩa bảo vệ bò đã đặt Ấn Độ vào tình trạng báo động. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, từ năm 2015 đến năm 2018, các nhóm bảo vệ bò ở Ấn Độ đã khiến ít nhất 44 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là người Hồi giáo. Người bạo động lấy lý do quốc gia giành rất ít sự quan tâm cho vấn đề bảo vệ động vật. Bằng chứng là số lượng bò chết trong các trại tạm trú của chính phủ ngày càng gia tăng.

Một số người đã chỉ trích việc chính phủ ông Modi không kịp thời ngăn cản cũng như quyết liệt lên án các cuộc tấn công. Điều này có thể xuất phát từ việc họ cho rằng hành vi trên không gây ra ảnh hưởng gì lớn.

Mặc dù hiện này AWBI đã không còn nhắc đến ngày lễ này nữa, nhưng chính phủ vẫn nhấn mạnh rằng những phản ứng thái quá trên là không cần thiết.

Người phát ngôn của chính phủ cho biết: “Bò rất quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp cũng như với người dân nơi đây. Tuy nhiên, việc thay “ngày lễ tình nhân” bằng “ngày lễ ôm bò” vì một động cơ chính trị thực sự là phi dân chủ và không nên được đặt ra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ