Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có nên đầu tư vào bất động sản trong năm 2021?

Kinhtedothi - Năm 2020 chứng kiến sự tăng trưởng đầy bản lĩnh của nền Kinh tế Việt Nam, với rất nhiều những khó khăn và thách thức. Trong guồng quay chung của nền kinh tế Việt Nam, lĩnh vực Bất động sản cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sau những biến cố thì 2021 vẫn là một năm hứa hẹn sự phục hồi, tăng trưởng, hứa hẹn mang tới nhiều cơ hội và tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Theo TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, 2021 là năm nhiều khó khăn và thử thách chung, không chỉ cho riêng Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Có thể kể ở đây các yếu tố chính là sự diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các nước lớn trên thế giới; rủi ro địa chính giữa các khu vực; và việc bất ổn tài chính toàn cầu.
Việt Nam đang hòa nhập sâu vào nền kinh tế của thế giới nên không thể tránh khỏi những tác động chung này. Đặc biệt, 2021 còn là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Điều này đặt ra những thử thách lớn cho Chính phủ nước ta.
“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực có thể kéo dài, cùng với các ngành kinh tế trọng điểm khác như thương mại dịch vụ, vận tải, du lịch hàng không, đầu tư bất động sản cũng là lĩnh vực được dự đoán gặp nhiều khó khăn”, TS Khương đánh giá.
 TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam
Mặc dù vậy, theo TS Sử Ngọc Khương, thị trường bất động sản được dự đoán là sẽ không chứng kiến một sự suy sụp và giảm giá đáng kể như năm 2010 và 2011: “Vào năm 2010 và 2011, thị trường bất động sản đã chứng kiến việc rớt giá đến 30% trong cả nước, có thể kể đến một số lý do quan trọng như: Thị trường đã tăng trưởng quá nóng trước đó, kế tiếp là tăng trưởng trong tín dụng quá nóng từ từ 30 - 45%, cộng với việc tăng trưởng trong lãi suất qua đêm từ 10 - 12% lên tới hơn 20%.
Tình hình hiện tại, tuy vẫn tồn đọng những khó khăn nhưng thị trường bất động sản khác trước rất nhiều. Với giả định rằng những mục tiêu về kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được ít nhất như năm 2020, lãi suất tiền gửi và lãi suất huy động như năm 2020, biên độ tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 30%, tỷ giá hối đoái và tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát tốt. Do vậy, bức tranh xấu nhất của thị trường nhà ở trong năm 2021 là giá cả sẽ bằng năm 2020, ngoài ra giá chỉ có thể tăng nếu không xảy ra những biến cố khác".
Đối với các nhà đầu tư cá nhân, xu hướng đầu tư của họ cũng có những sự dịch chuyển và thay đổi nhất định. TS Sử Ngọc Khương phân tích: “Thường các nhà đầu tư cá nhân sẽ có xu hướng lựa chọn vàng và bất động sản là kênh trú ẩn an toàn. Trong quá khứ, vào những thời điểm bất ổn như chiến tranh và dịch bệnh, thường nhà đầu tư sẽ chuyển từ những khoản đầu tư mạo hiểm với khả năng thanh khoản cao sang những khoản đầu tư ít rủi ro và thanh khoản thấp hơn”.
TS Sử Ngọc Khương nhấn mạnh, nếu như thế hệ trước trong thời kì chiến tranh bất ổn tích trữ vàng thì giờ nay được chuyển sang bất động sản. Với các nhà đầu tư cá nhân thì đầu tư bất động sản là kênh tốt để tích lũy thay cho gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng hay tích trữ vàng. Năm 2021 thật sự là một cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân xem xét lại hoạt động kinh doanh, cân nhắc thêm là nếu họ sử dụng đòn bẩy kinh tế thì liệu họ có còn khả năng chi trả cho đến lúc thị trường tốt như kỳ vọng để bán, còn không thì những khó khăn về tài chính mà nếu họ không vượt qua được thì họ sẽ ra sao. Đối với những người có năng lực tài chính dồi dào thì họ có thể lướt còn không thì cho thuê, vì đó là tài sản của họ. Nhưng nếu phải đang dùng đòn bẩy qua lớn thì nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Cụ thể hơn, trong phân khúc đầu tư nhà ở, khảo sát gần đây cho thấy biến động kinh tế phức tạp khiến chi tiêu của đa số người dân thận trọng hơn trước, vì thế nhu cầu mua bất động sản vừa túi tiền như căn hộ hạng C đang chiếm ưu thế.
Trưởng Bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam Võ Thị Khánh Trang cho biết, tỉ lệ tiêu thụ căn hộ hạng C cao đến 93% tại TP Hồ Chí Minh trong năm 2020 và được dự đoán là vẫn giữ ở mức cao trong năm 2021 có thể được lý giải ngoài việc ưu đãi tài chính, thì là do các chủ đầu tư đã tạo ra được sự khác biệt trong các dự án.
Bên cạnh đó, nguồn cung nhà liền thổ cũng đang khá hạn chế, trong khi giá trị căn hộ hạng C hợp lý và chất lượng phát triển dự án của phân khúc này ngày càng được cải thiện với định hướng tạo môi trường sống cho cộng đồng với nhiều tiện ích nội khu.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nguồn cung của căn hộ hạng C trong năm 2021 được chào bán trong thị trường sẽ ít hơn so với các năm trước do chi phí đất đai ngày càng tăng dẫn đến việc kém hấp hẫn với chủ đầu tư.
Tại 2 TP lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội nguồn cung cho phân phuc này được dự đoán lần lượt là 50% và 15% trên tổng nguồn cung dự kiến mở bán trong năm 2021. Bà Khánh Trang cũng cho rằng phân khúc căn hộ hạng C sẽ hoạt động tốt trong thời gian tới, bởi tình hình kinh tế tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong bối cảnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động nền kinh tế toàn cầu; lãi suất có xu hướng giảm; lượng hàng tồn thấp và nguồn cung mới còn hạn chế; và chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh kích cầu với nhiều ưu đãi.
Nhìn chung về tổng quan thị trường năm 2021, các chuyên gia của Savills Việt Nam cho rằng thị trường vẫn ổn định và là một cơ hội tốt để nhà đầu tư cân nhắc chuyển đổi từ những khoản đầu tư khác sang đầu tư bất động sản để bảo toàn vốn và vì giờ đây có nhiều lựa chọn trên thị trường hơn bao gồm những bất động sản có tính thanh khoản cao mà trước đây khó có thể tiếp cận.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sổ đỏ bị sai thông tin phải xử lý ra sao?

Sổ đỏ bị sai thông tin phải xử lý ra sao?

26/11/2024 | 15:40

Sổ đỏ sai thông tin của người được cấp sổ hoặc sai thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất... cần phải thực hiện thủ tục đính chính thông tin.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ