Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có nên nhờ người khác đứng tên sổ đỏ?

Kinhtedothi - Pháp luật không cho phép tổ chức, cá nhân nhờ người khác đứng tên, các hành vi đứng tên hộ đều không phù hợp với quy định pháp luật.

Anh chị tôi đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, muốn mua đất nhà tại Hà Nội để sau này về ở. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, anh chị không thể về nước nên muốn nhờ bạn đứng tên trên sổ đỏ đất nhà. Liệu trường hợp nhờ người khác đứng tên sổ đỏ như thế có gặp rủi ro không? Nguyễn Anh Tuấn,nquận Đống Đa, Hà Nội.
Trả lời:

Theo quy định của pháp luật đất đai, sổ đỏ là giấy tờ ghi tên chủ sử dụng đất hợp pháp. Bởi vậy, ai đứng tên trên sổ đỏ thì mặc nhiên là chủ sử dụng hợp pháp đối với thửa đất đó. Pháp luật không cho phép tổ chức, cá nhân nhờ người khác đứng tên, các hành vi đứng tên hộ đều không phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên, để chứng minh là có việc đứng tên hộ không phải lúc nào cũng đơn giản, phải trải qua một quá trình thực hiện hoạt động tố tụng dân sự và có đầy đủ các chứng cứ, tòa án mới tuyên bố việc cấp sổ đỏ như vậy là không đúng đối tượng và xác định người không có tên trên sổ đỏ mới là chủ sử dụng đất.

Trên thực tế, chuyện nhờ người khác đứng tên hộ quyền sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Có thể người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về nhờ người thân trong nước mua và đứng tên bất động sản bởi họ không có thời gian và cũng không đủ điều kiện để đứng tên bất động sản; hay người ở địa phương này nhờ người thân ở địa phương khác mua bất động sản và đứng tên hộ. Thậm chí, có một số địa phương quy định phải có sổ hộ khẩu ở địa phương đó thì mới được quyền đăng ký quyền sử dụng đất, bởi vậy nhiều người không đủ điều kiện để đăng ký nên đã nhờ người khác đứng tên hộ trong sổ đỏ...

Trong các giao dịch nhờ đứng tên hộ bất động sản nêu trên, nếu hai bên không có tranh chấp và thực hiện đúng cam kết thì không đáng nói. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra như các trường hợp: Người đứng tên trên sổ đỏ tự ý chuyển quyền cho người khác; việc sử dụng bất động sản khiến các bên tranh chấp; bên đứng tên bất động sản không đồng ý sang tên lại cho bên đã nhờ hoặc không đồng ý sang tên cho bên thứ ba theo yêu cầu của bên đã nhờ... bất lợi sẽ thuộc về bên nhờ người khác đứng tên. Bởi vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về điều kiện, thủ tục để nhận chuyển quyền sử dụng đất; đồng thời, hạn chế việc nhờ người khác tham gia giao dịch, đứng tên hộ để tránh tranh chấp khiếu kiện, vừa mất tình cảm, vừa có nguy cơ bị mất tài sản.

Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp
Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ