Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Cò" thổi giá, đất nền nhà phố tăng vùn vụt

Một miếng đất nhà phố quận ngoại thành khoảng 50 m2 có giá bán “chính chủ” khoảng 800 triệu đồng, sau khi qua tay một lượt “cò” đã tăng lên gần 1 tỷ đồng và đến lượt “cò” thứ 2 có thể lên đến 1,2 tỷ đồng.

Dành dụm được hơn 1 tỷ đồng, vừa sau Tết nguyên đán, vợ chồng anh Trần Quốc Đạt ở phường Tân Hưng Thuận (quận 12) bắt đầu đi “săn” đất nền hoặc nhà cấp 4 có giá tầm khoảng 1 tỷ để “an cư lạc nghiệp”. Vì bận công việc ở cơ quan, vợ chồng anh không có thời gian tự tìm mà phải nhờ đến các “cò” đất trong khu vực gần nhà.
Mới đây, anh hớn hở khoe đã tìm được một căn nhà có diện tích 3x14m, thuộc một dự án ở phường Trung Mỹ Tây (quận 12) với giá gần 1,2 tỷ đồng và đang định đặt cọc. Thế nhưng, khi anh vừa “khoe”, một người hàng xóm lại tiết lộ một điều khiến anh “ngỡ ngàng”: Giá gốc của căn đó chưa đến 1 tỷ đồng.
Những ngôi nhà cấp 4 hoặc đất nền xen kẽ khu dân cư yên tĩnh được "cò" thổi giá tăng vùn vụt.
Theo tiết lộ của người hàng xóm, căn nhà trên trước đây đã có một chủ và chủ cũ đã bán căn nhà đó chỉ 870 triệu đồng. Tiếp sau đó, căn nhà này được một tay “cò” mua lại và sửa chữa một ít, rồi nâng giá lên đến gần 1,2 tỷ đồng.
Hiện nhu cầu tìm mua đất nền xen lẫn trong khu dân cư hoặc nhà phố cấp 4 tăng mạnh, nhất là các quận vùng ven. Theo một “cò” nhà đất tên Thành (quận Gò Vấp), từ sau Tết đến nay, lượng khách tìm mua đất nền hoặc nhà có giá dưới 1,5 tỷ đồng tăng mạnh.
“Nếu như năm trước căn hộ chung cư được nhiều người săn lùng mua thì năm nay đổi hướng sang lùng mua đất nền và nhà “nát” (nhà hư hỏng hoặc nhà tạm bợ). Nhu cầu tăng nên giá cũng tăng mạnh. Nếu một lô đất nền ở khu vực phường 8, 9 của quận Gò Vấp năm 2016 có giá khoảng 20 triệu đồng/m2 thì hiện nay đã tăng lên hơn 25 triệu đồng/m2”, "cò" Thành cho biết.
Cũng theo lời “cò” Thành, do nhu cầu mua nhà đất tăng cao nên công việc làm ăn của anh cũng khá dễ dàng. “Em mua một căn nhà "nát" cấp 4 diện tích 48 m2 gần chợ Hạnh Thông Tây hôm sau Tết với giá 1,4 tỷ đồng, sau đó em bỏ khoảng 80 triệu đồng để sửa sang, giờ có người trả em 1,7 tỷ đồng mà em chưa muốn bán”, Thành khoe.
Theo khảo sát, nếu như nhà cấp 4 có diện tích từ 4x14m hoặc 4x12m hay 3,5x16m ở khu vực phường 8, 9, 16 (Gò Vấp) có giá từ 1,4 - 1,5 tỷ đồng thời điểm đầu năm 2017, thì hiện đã tăng lên 1,8 - 1,9 tỷ đồng.
Hay đất phân lô ở các phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc (quận 12) cũng đang “sốt” khi ngay đầu năm, 1 lô đất có diện tích 4x16m với giá bán 1,1 tỷ đồng thì hiện nay đã được các “cò” thổi lên 1,4-1,5 tỷ đồng/lô.
Thời gian gần đây, sau thông tin một nhà đầu tư đề xuất xây dựng một siêu đô thị mới nằm ở Củ Chi và kết nối với trung tâm thành phố hiện hữu bằng tuyến cao tốc cặp sông Sài Gòn, hầu như giá đất ở khu vực từ quận 12, Hóc Môn, Củ Chi và thậm chí là… Đức Hoà (Long An, giáp ranh Củ Chi) cũng đã rục rịch tăng giá do nhiều nhà đầu cơ hoặc “cò” phao tin nhằm đẩy giá lên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lĩnh vực bất động sản cảnh báo: Cần tỉnh táo trước những lời “đường mật” của “cò”, bởi đây mới chỉ là… ý tưởng.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), cho biết thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh chứng kiến sự gia tăng nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, điều này đã dẫn đến hiện tượng đẩy giá bán, tạo “sốt giá ảo” ở nhiều phân khúc như đất nền ở các quận ven và một số huyện như: Quận 9, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi…
Tại hội thảo "Xu hướng chọn mua bất động sản năm 2017" được tổ chức mới đây, ông Châu cho biết thị trường sẽ không có khả năng tạo ra bong bóng trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường địa ốc TP Hồ Chí Minh đang trong tình trạng sốt quá nóng tại một số khu vực đối với phân khúc đất nền.
“Chẳng hạn tại khu Đông, khu Tây nhiều nhà đầu cơ (chiếm trên 70%) đã sử dụng những thông tin các dự án hạ tầng giao thông lớn sắp hoàn thành, một số quy hoạch đô thị mới được ban hành để nâng giá bán. Theo tôi, cơn sốt này sẽ hạ nhiệt thời gian tới, khi thị trường nhận diện được bản chất vấn đề, tức là giá bán bị thổi quá cao nhưng không ai mua thì lập tức giá phải trở lại giá trị thực ban đầu", ông Châu nói.
Theo HoREA, trong quý 1/2017, đất nền ở quận 2, quận 9 và Thủ Đức có nơi đã tăng tới 40-50% so với thời điểm cuối năm 2016.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ