Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Còn trục lợi, dịch còn lan nhanh

Kinhtedothi - Trên 1,5 triệu con lợn nhiễm bệnh phải tiêu hủy, chiếm 5% tổng đàn lợn cả nước là con số cho thấy tổn thất nặng nề của ngành chăn nuôi Việt Nam do dịch tả lợn châu Phi gây ra, chỉ sau hơn 3 tháng xuất hiện.

 Diễn tập ứng phó với dịch tả lợn châu Phi tại Thanh Oai. Ảnh: Phương Nga
Điều đáng nói là trong khi từ Ban Bí thư, Chính phủ đến các bộ, ngành đều quyết liệt chỉ đạo công tác phòng chống dịch thì vẫn còn những trường hợp hộ dân trục lợi, kiếm tiền giữa ổ dịch, vừa gây thất thoát tiền của Nhà nước, vừa làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Những ngày qua, dư luận hết sức bất bình về sự việc xảy ra tại xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đó là một số hộ gia đình khai vống số lượng, thậm chí không nuôi lợn, không có chuồng trại cũng khai báo nhà có lợn chết do dịch tả châu Phi để được hỗ trợ. Câu chuyện bắt nguồn từ chính sách hỗ trợ tối thiểu 80% so với giá thị trường cho các hộ chăn nuôi có lợn chết do dịch tả châu Phi theo Nghị quyết số 16 ngày 07/3/2019 của Chính phủ. Đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5 - 2 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh. Như vậy, với mức giá lợn hơi xuất chuồng tại các tỉnh miền Bắc đang dao động ở 30.000 – 34.000 đồng/kg thì người chăn nuôi có lợn nhiễm dịch phải tiêu hủy được hỗ trợ khoảng 24.000 – 27.200 đồng/kg.
Thay vì chia sẻ mất mát, chính nhiều người dân ở địa phương còn bức xúc, bất bình trước sự gian lận của hàng xóm. Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc: “Trong khi hàng nghìn người chăn nuôi đang khốn khổ, khóc hết nước mắt vì dịch tả lợn châu Phi thì lại có những người chỉ nghĩ cách trục lợi”. Thật là đau xót! Rồi có những hộ vì muốn được nhận tiền hỗ trợ mà bỏ mặc cho đàn lợn nhiễm bệnh lăn ra chết, không triển khai các biện pháp phòng chống dịch do giá bán thấp. Nguy hiểm hơn, có hộ còn vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc từ nơi khác về nhập đàn, đánh tráo để được nhận hỗ trợ do sự chênh lệch về giá. Điều này càng làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh do virus tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, lây truyền qua nhiều con đường.
Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Danh sách các địa phương xuất hiện ổ dịch cứ nối dài và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhìn nhận, chưa bao giờ ngành chăn nuôi Việt Nam đối mặt loại bệnh nguy hiểm như này. Mặc dù chúng ta chỉ đạo phòng chống dịch rất sớm, vào cuộc tích cực nhưng đến nay, bệnh vẫn lây lan ở 34 tỉnh, TP. Theo vị tư lệnh ngành nông nghiệp, nếu không làm tốt công tác phòng chống, dịch tả lợn châu Phi sẽ tiếp tục lây lan, có thể lên tới 100% địa bàn, kể cả những nơi hết dịch sau 30 ngày thì bệnh vẫn quay trở lại.
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát, “tình hình cực kỳ phức tạp” như lời của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, nếu ngay chính người dân không có ý thức chung tay trong công tác phòng chống thì khó lòng dập được dịch. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, “phòng chống dịch như chống giặc, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Phòng là chính, cơ sở là chính, dân là chính” thì mới có hiệu quả. Nếu mỗi người dân chỉ biết tư lợi cho riêng mình mà làm ảnh hưởng đến hàng vạn hộ chăn nuôi khác thì thật đáng lên án.
Cần phải nói thêm rằng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với thiên tai, dịch bệnh là để giảm bớt gánh nặng cũng như thiệt hại kinh tế cho người dân. Thế nhưng, thật đáng buồn là chủ trương tốt đẹp này lại bị lợi dụng để trục lợi. Và để hạn chế tình trạng này, cùng với nâng cao nhận thức của mỗi người chăn nuôi, cơ quan chức năng ở địa phương phải thật sát sao, công khai, minh bạch trong thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời có chế tài xử lý nghiêm những hành vi gian dối lợi dụng chính sách để trục lợi.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

02/02/2025 | 23:50

Kinhtedothi - Bộ Y tế cho hay, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật (trong đó có 3.301 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn).

“Cho đi là còn mãi”

“Cho đi là còn mãi”

30/01/2025 | 05:11

Kinhtedothi - Ở bất kỳ thời đoạn nào, câu chuyện của những người hiến tạng luôn khiến người nghe nghẹn ngào, cảm phục. Nghĩa cử cao cả ấy luôn chạm đến trái tim của mọi người, khiến người ta thêm thấu hiểu, cuộc sống cho dù khắc nghiệt đến mấy, thì cũng có những con người sẵn sàng vì người khác mà hy sinh…

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ