Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công nhận văn bằng giáo dục đại học lẫn nhau không dễ

Kinhtedothi - Đảm bảo chất lượng và công nhận văn bằng, kết quả học tập giáo dục đại học (ĐH đang thu hút nhiều sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Sáng nay 28/3, tại Hội thảo quốc gia Công nhận văn bằng giáo dục ĐH, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Việt Nam đã ban hành các quy định về công nhận văn bằng do các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam dựa trên một số tiêu chí đảm bảo chất lượng. Bộ GD&ĐT cũng đã ký kết nghị định thư công nhận tương đương văn bằng với một số nước và đang đàm phán để ký kết văn kiện tương tự với một số quốc gia khác. 
Điều lệ Trường ĐH cũng cho phép các trường ĐH Việt Nam mở rộng hợp tác với các trường ĐH trên thế giới để công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng và công nhận văn bằng lẫn nhau để tạo thuận lợi cho người học trong bối cảnh quốc tế ngày càng sâu rộng.
   Toàn cảnh hội thảo do Uỷ ban Quốc gia Unesco Việt Nam và Bộ GD&ĐT tổ chức
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 10/2016 Việt Nam đang có khoảng 130.000
 Trong những năm qua, UNESCO đã đi tiên phong và là đầu mối để hỗ trợ 6 công ước về công nhận văn bằng tại 6 khu vực và tiến tới công nhận văn bằng giáo dục ĐH toàn cầu. Dưới sự chủ trì của UNESCO, Hội nghị quốc tế được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng 11/2011, các thành viên đã thông qua Công ước sửa đổi, bổ sung cho Công ước năm 1983 về công nhận học thuật và công nhận văn bằng giáo dục ĐH ở khu vực Châu á – Thái Bình Dương (gọi là Công ước Tokyo 2011).

Công ước Tokyo 2011 mong muốn các dân tộc Châu Á – Thái Bình Dương có thể khai thác tối đa nguồn tài nguyên văn hoá bằng các tạo điều kiện cho công dân của mỗi bên, đặc biệt là sinh viên và các giảng viên tiếp cận nguồn tài nguyên giáo dục của mỗi bên, thể theo các quy định của trong nước.
công dân học tập ở nước ngoài... Từ năm 2000 đến tháng 10/2016, có 485 chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã và đang thực hiện tại các cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam (96,7% số lượng chương trình liên kết đào tạo cấp bằng của nước ngoài).

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ 4.0 đã làm gia tăng nhanh chóng các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, đặc biệt là hình thức đào tạo trực tuyến.

Tuy nhiên, “một trong những thách thức lớn của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác là việc công nhận tương đương văn bằng của các chương trình đào tạo trực tuyến rất đa dạng và chất lượng, tính nghiêm túc rất khó kiểm soát”- Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận định.

Theo ông Ga, có những chương trình trực tuyến chất lượng tốt không kém gì chất lượng các chương trình đào tạo truyền thống. Nhưng làm thế nào để chọn lọc, công nhận văn bằng, tránh thiệt thòi cho những người học các chương trình trực tuyến chất lượng này đang là một câu hỏi khó.

Theo Bộ GD&ĐT, chính sự đa dạng về phương thức học tập, sự khác biệt giữa các thệ thống giáo dục ĐH, khung trình độ và đảm bảo chất lượng giáo dục ở mỗi quốc gia khác nhau đã dẫn đến nhiều thách thức và khó khăn trong việc công nhận tương đương văn bằng và học thuật giáo dục ĐH giữa các quốc gia.

Vì thế, ông Ga mong muốn, hội thảo diễn ra cả ngày hôm nay là cơ hội để Việt Nam sớm đưa ra kế hoạch phê duyệt và thực hiện Công ước Tokyo 2011. Đây cũng là dịp để Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm các nước về công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ