Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công ty Bất động sản Nam Thị bán căn hộ giá “ưu đãi” để… trốn thuế Nhà nước?

Kinhtedothi - Căn hộ trị giá trên 3,6 tỷ đồng nhưng lấy lý do “ưu đãi đặc biệt” nên công ty chỉ làm hợp đồng bán cho khách hàng với giá phân nửa. Sau khi đã thanh toán 100% giá mua “ưu đãi” căn hộ này, khách hàng phải làm giấy nhận nợ (đã vay) của công ty này 1,85 tỷ đồng và trong 10 năm…

Ông Trần Hoàng Giang trình bày vụ việc. Chung cư La Bonita - nơi vợ chồng ông Giang bị chủ đầu tư chiếm dụng trên 1,6 tỷ đồng.
Bán căn hộ giá “ưu đãi đặc biệt" giảm 50%!
Theo trình bày của ông Trần Hoàng Giang (SN 1959, thường trú phường Bình Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh), ngày 10/12/2015, vợ chồng ông ký hợp đồng mua căn hộ chung cư La Bonita do Công ty TNHH Bất động sản Nam Thị (Công ty BĐS Nam Thị), địa chỉ ở số 6-8 đường D2 phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (đại diện là ông Hoàng Thái Anh, Chủ tịch Công ty) làm chủ đầu tư với giá 3.690.540.000 đồng. Căn hộ ở địa chỉ B2 tầng 9, diện tích 101 m2.

Tại khoản 3 điều 3 của hợp đồng nêu thời hạn thanh toán: “Bên mua sẽ thanh toán tổng giá trị hợp đồng cho bên bán ngay sau khi ký hợp đồng này. Bên bán đồng ý giảm giá và bán cho bên mua với giá ưu đãi đặc biệt, tương ứng số tiền là 1,8 tỷ đồng. Ngay sau khi ký hợp đồng mua căn hộ, ông Giang nộp 1,8 tỷ đồng. Cũng trong ngày 10/12/2015, giữa vợ chồng ông Giang và Công ty BĐS Nam Thị tiếp tục lập một “giấy nhận nợ” với nội dung vợ chồng ông Giang mượn của công ty này 1.850.000.000 đồng, thời hạn thanh toán trong 10 năm, phương thức trả chậm theo từng lần, mỗi lần thanh toán từ ngày 1 đến ngày 5 hàng tháng, lãi suất theo ngân hàng quy định”.

Lý giải vì sao căn hộ có giá trên 3,6 tỷ đồng nhưng ông Giang lại được bán giá ưu đãi 1,8 tỷ đồng? Tại sao phải ký giấy nợ 1,850 tỷ đồng? Ông Giang giải thích: “Căn hộ có giá 3.690.540.000 đồng, vợ chồng tôi nộp 1,8 tỷ thì còn thiếu lại trên 1,8 tỷ. Thay vì phải vay ngân hàng 1.850.000.000 đồng để trả số tiền còn lại khi mua căn hộ thì Công ty BĐS Nam Thị cho vợ chồng tôi ký nợ số tiền này để trả trong 10 năm. Thực tế tôi mua nhà không được ưu đãi gì cả, việc ghi trong hợp đồng ưu đãi giảm 50% giá bán căn hộ là chủ ý của Công ty BĐS Nam Thị để họ trốn số thuế phải nộp cho Nhà nước theo phần trăm của 1.850.000.000 đồng nêu trên”.

Đến ngày 1/9/2016, vợ cồng ông Giang với Công ty BĐS Nam Thị tiếp tục ký “Biên bản thỏa thuận”. Theo đó, vợ chồng ông Giang đồng ý thanh lý hợp đồng mua căn hộ trước đó đã ký với công ty và giao cho công ty này được quyền thay mặt ông Giang quyết định giá bán và giao dịch, ký hợp đồng bán lại căn hộ cho bên thứ 3, với điều kiện không được thấp hơn 3.690.540.000 đồng. Nếu bán được giá cao hơn, tiền chênh lệch sẽ chia đều cho 2 bên.

Quỵt tiền của khách khi thanh lý hợp đồng

Ngay sau khi ký “Biên bản thỏa thuận”, Công ty BĐS Nam Thị trả lại ông Giang gần 200 triệu đồng trong tổng số 1,8 tỷ đồng mà ông Giang đã nộp và còn nợ ông Giang 1.620.540.000 đồng. Tiếp đó, căn hộ của ông Giang được bán với giá hơn 4 tỷ đồng, tuy nhiên Công ty BĐS Nam Thị vẫn không trả 1.620.540.000 đồng cho ông Giang và số tiền chênh lệch phải chia đều theo thỏa thuận!

Sau nhiều lần đòi không được tiền của mình, ông Giang nhiều "làm dữ", nên ngày 3/4/2017, Công ty BĐS Nam Thị buộc phải ký tiếp “Biên bản thỏa thuận” mà nội dung là lời hứa trả hết số tiền còn nợ ông Giang vào ngày 30/4/2017, đồng thời hoàn tất việc thanh lý và chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ B2-09/HĐMB/NT/La Bonita với ông Giang.

Đến hạn trả nợ, Công ty BĐS Nam Thị tiếp tục… thất hứa vì không có tiền trả! Đòi mãi số tiền 1.620.540.000 đồng của mình không được, ông Giang thuê một công ty chuyên đòi nợ thuê để thay mình đòi nợ. Tuy nhiên, Công ty BĐS Nam Thị tiếp tục “ầu ơ ví dầu” trả nhỏ giọt cho ông Giang chỉ được 240 triệu đồng! Quá bức xúc trước việc tiền của mình bị Công ty BĐS Nam Thị cố tình chiếm giữ, ông Giang tới Công ty đòi nợ thuê để hỏi lý do vì sao không đòi được tiền, thì nhân viên công ty đòi nợ thuê cho biết chủ đầu tư hiện nay bị quá nhiều người… đòi nợ nên lẩn tránh!

Được biết trước đây, Công ty BĐS Nam Thị cũng từng bị nhiều người tố cáo dẫn đến chủ đầu tư là bà Vũ Bảo Trinh bị cấm xuất cảnh cho đến nay!
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ