Công ty Thuốc lá Thăng Long vượt khó đạt nhiều thành tích trong năm đại dịch
Kinhtedothi - Ngày 19/4, Công ty Thuốc lá Thăng Long tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2022. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động năm 2021 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm 2022 của Công ty.
Năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tác động trực tiếp tới kinh tế của đất nước; giá cả nguyên phụ liệu tăng, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, người lao động phải giãn cách, nghỉ làm, phát sinh các chi phí trong phòng chống dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu bị động, gián đoạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của các công ty.
Trong bối cảnh đó, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên và đơn vị sản xuất trong và ngoài Tổng công ty thực hiện có hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của thị trường.
Năm 2021, doanh thu toàn công ty đạt 6.103,2 tỷ đồng, vượt 12,5% và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021. Nộp ngân sách đạt 4.015,9 tỷ đồng, vượt 13,14% và tăng 11,25% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 180,76 tỷ đồng, vượt 2,5% và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương được công ty đặc biệt chú trọng. Đặc biệt, đã quan tâm thực hiện các chế độ, chính sách và hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh và khi công ty thực hiện phương án sản xuất “Ba tại chỗ” “Một cung đường hai điểm đến”. Thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 20,9 triệu đồng/người/tháng.
Qua đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Người lao động năm 2021, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã nghiêm túc kiểm điểm những vấn đề còn tồn tại như: Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn nữa cho người lao động, Thị phần của các sản phẩm cao cấp của công ty đã từng bước được cải thiện nhưng chưa đạt kỳ vọng đề ra, hệ thống máy móc, thiết bị cũ cần được đổi mới, nâng cấp…
Đánh giá những thách thức chính của năm 2022 như vấn đề tăng giá nguyên liệu đầu vào, luật thuế bảo vệ môi trường, tem điện tử, tình hình khó khăn về máy móc thiết bị... Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2022 của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giao cho Nhóm công ty mẹ - con Công ty Thuốc lá Thăng Long, Ban lãnh đạo Công ty định hướng phấn đấu đạt doanh thu thuần: 6.102 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 181 tỷ đồng.
Năm 2021, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã được Chủ tịch nước khen tặng Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích công tác giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài ra, còn có 1 cá nhân được Chủ tịch nước khen tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh nói trên, Giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long Nguyễn Hữu Kiên cho biết: “Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị tốt công tác tổ chức sản xuất, trong đó đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản trị sản xuất IWS để tăng năng suất thiết bị; ứng dụng phầm mềm hệ thống quản trị sản xuất ERP; thực hiện tốt công tác trung tu, bảo dưỡng thiết bị để phát huy tốt nhất năng lực thiết bị chung, giảm tiêu hao, tăng năng suất lao động...”.
Liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng, đại diện Công ty Thuốc lá Thăng Long cho biết sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ và có hiệu lực, hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 17025. Bên cạnh đó, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, vận dụng sáng tạo tiến bộ khoa học trong công tác nghiên cứu, phối chế để tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, hình thức đẹp, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Kinhtedothi - Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Trái phiếu doanh nghiệp và những nỗi lo chực chờ
Kinhtedothi- Vụ việc liên quan đến sai phạm trong phát hành trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và cơ quan liên quan là hồi chuông báo động đỏ cho thấy cần thiết phải có thêm quy định “siết” kênh huy động trái phiếu DN (TPDN), minh bạch, lành mạnh hóa thị trường này, bảo vệ nhà đầu tư.
Phí logistics tăng cao, doanh nghiệp chật vật ứng phó
Kinhtedothi - Chi phí logistics tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đang khiến cho các DN xuất nhập khẩu phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Trong đó, đáng lo ngại nhất tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động DN, giảm sức cạnh tranh của hàng Việt trên trường quốc tế.