Củng cố tài khóa để tăng trưởng bền vững
Kinhtedothi - Báo cáo mới nhất ra ngày 11/12 của Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến tăng trưởng (GDP) của Việt Nam năm 2017 đạt 6,7%.
Mức này cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với mức 6,4% WB đưa ra hồi đầu tháng 10. Đà tăng trưởng của Việt Nam mạnh hơn, song cũng cần thận trọng trước những cảnh báo rủi ro về chính sách trong trung và dài hạn.
Thêm những động lực mớiLý do WB nâng mức tăng trưởng của Việt Nam là sức cầu trong nước mạnh hơn, các ngành dịch vụ, chế biến chế tạo, xuất khẩu đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp đang từng bước phục hồi, là các yếu tố tạo động lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. “Lạm phát thấp và mức lương thực tế tăng giúp duy trì sức cầu trong nước và tiêu dùng tư nhân ở mức cao. Đồng thời, kinh tế toàn cầu khởi sắc cũng trợ lực cho ngành nông nghiệp, các ngành chế tạo định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng việc làm tiếp tục tăng với 1,6 triệu việc làm mới được tạo ra trong ngành công nghiệp chế tạo trong 3 năm qua và 700.000 việc làm mới được bổ sung ở các ngành xây dựng, bán lẻ và dịch vụ…” - Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam Ousmane Dione chia sẻ tại buổi họp công bố báo cáo.
Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Partron Vina. Ảnh: Trần Việt |
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. FDI sẽ là động năng tăng trưởng cho Việt Nam ít nhất 5 năm tới. Việt Nam nên tận dụng sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào năng suất như thế nào để có tác động lan tỏa. Với 96% công ty trong nước là nhỏ và siêu nhỏ, giá trị chế tạo thấp, thiếu năng lực kết nối toàn cầu, Việt Nam cần xây dựng môi trường thuận lợi để có khối kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả hơn. Làm sao tạo môi trường, sân chơi công bằng hơn trong phát triển, tiếp cận đất đai, môi trường pháp lý. Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Sebastian Eckardt HSBC: Thu ngân sách từ thuế sẽ giảmCũng trong ngày 11/12, ngân hàng HSBC công bố báo cáo về triển vọng kinh tế Việt Nam, trong đó đánh giá các hiệp định thương mại tự do (FTAs) khiến thu ngân sách thấp hơn. Cụ thể, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam dự kiến loại bỏ 700 dòng thuế bổ sung cho hàng hóa của ASEAN vào năm 2018, đưa tổng giá trị cắt giảm thuế của cả nước vào khoảng 97% từ mức 90% vào năm 2015. Nhiều mức thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng sẽ được giảm hoặc loại bỏ trong năm tới theo cam kết trong các FTA ASEAN + 1. Như vậy, mặc dù mang lại lợi ích cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng các FTA cũng làm giảm thu ngân sách, đặc biệt là với những hàng hóa nhập khẩu trước đây chịu thuế cao như ô tô, phụ tùng, điện tử… (Trâm Ngọc) |