Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cúng Rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất, mâm lễ cần gì?

Kinhtedothi - Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023 rơi vào Chủ nhật, tức ngày Chủ nhật - 5/2 dương lịch.

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu được xem là một dịp lễ rất quan trọng trong năm. Người Việt ta có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, để chỉ đến tầm quan trọng của dịp lễ. Vào ngày này, người dân sẽ cùng nhau đi chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, nhằm cầu may mắn, phước lành.

Cúng rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào, giờ nào?

Theo lịch can chi là ngày Giáp Ngọ, ngũ hành Kim, ngày cát lành, thích hợp nhất để tiến hành nghi lễ cúng Rằm.

Cúng rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất?

Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn.

Ngoài ngày chính rằm (tức 15 tháng Giêng năm nay), thì ngày 14 âm lịch cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành cúng khấn. Ngày này rơi vào thứ bảy, mùng 4/2 dương lịch, ngày Hoàng đạo.

Các khung giờ đẹp để cúng rằm tháng Giêng Quý Mão 2023:

Theo các chuyên gia phong thuỷ, ngoài 2 ngày 14 và 15 âm lịch, gia chủ không nên cúng rằm tháng Giêng 2023 vào ngày khác.

Ngày chính Rằm (15 tháng Giêng), khung giờ tốt gồm: Đinh Mão (5 giờ đến 7 giờ): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo, Canh Ngọ (11-13 giờ): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Nhâm Thân (15-17 giờ): Giờ Thanh Long hoàng đạo, Quý Dậu (17-19 giờ): Giờ Minh Đường hoàng đạo.

Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm: Bính Thìn (7-9 giờ): Tư Mệnh hoàng đạo, Mậu Ngọ (11-13 giờ): Thanh Long hoàng đạo, Kỷ Mùi (13-15 giờ): Minh Đường hoàng đạo, Nhâm Tuất (19h-21h): Kim Quỹ hoàng đạo.

Bên cạnh đó, có quan niệm cho rằng, khung giờ cúng rằm Tháng Giêng tốt nhất là giờ Ngọ (11-13 giờ). Bởi đây là thời điểm thần Phật giáng thế, nghiệm chứng cho lòng thành của gia chủ và ban phát điều lành cho chúng sinh.

Nên tiến hành cúng rằm tháng Giêng 2023 vào thời điểm từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19 giờ ngày 15/1 âm lịch. 

Ngoài ra, theo phong tục truyền thống, người dân Việt thường chọn giờ cúng rằm tháng Giêng vào buổi trưa, từ 10 giờ trở đi. Tuy nhiên, hiện nay, do công việc bận rộn nên nhiều gia đình sẽ dời giờ cúng vào buổi tối. Thực tế, dù có cúng buổi nào, hay mâm cúng nhiều ít thì tấm lòng thành tâm là yếu tố quan trọng nhất, giúp tâm nguyện được chứng giám.

Mâm cúng rằm tháng Giêng

Tùy từng phong tục tập quán vùng miền cũng như điều kiện kinh tế gia đình mà có lễ vật cúng rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Cỗ chay dâng cúng Phật, gồm: Hoa, quả; Chè, xôi; Các món đậu; Bát xào; Bánh trôi nước.... Ngày nay, người dân có thể thêm vào mâm cỗ cúng Phật món chè trôi nước với mong ước cả năm trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, mâm cỗ cúng Phật phải có đủ màu sắc, tượng trưng cho Ngũ hành.

Bên cạnh mâm cỗ cúng Phật, thì các gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng gia tiên. Mâm lễ cúng gia tiên, thần linh nhất thiết phải đủ nước sạch, hoa, quả, đèn nến, trầu cau,…

Văn khấn mùng 1 Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023

Văn khấn mùng 1 Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ