Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Bạc Liêu:

Cương quyết xử lý các vụ việc tồn đọng để lập lại trật tự đô thị

Kinhtedothi – Là đô thị đang tăng trưởng nhanh, song song với đó là tình hình vi phạm hành chính về quản lý trật tự đô thị ngày càng tăng. Để sớm giữ nghiêm pháp luật, các cơ quan chức năng của địa phương này đang tập trung giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài.

Đẩy nhanh xử lý những vụ việc kéo dài

Ngày 7/8, thông tin với báo Kinh tế và Đô thị, ông Lê Tiến Dũng Phó Trưởng phòng Quản đô thị TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, đến cuối năm, TP Bạc Liêu sẽ tập trung xử lý tình trạng vi phạm về quản lý trật tự đô thị, trước mắt sẽ thực hiện cưỡng chế những trường hợp vi phạm kéo dài có tính chất phức tạp. Ngay trong hôm nay, đơn vị đã lên phương án để tham mưu cho UBND TP Bạc Liêu thực hiện cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả đối với một số trường hợp cụ thể. Theo đó, sẽ xử lý nghiêm trường hợp ông Lý Mạnh Thường (63 tuổi, ngụ ở phường 7, TP Bạc Liêu) đã chiếm đất của 3 nhà kế bên.

Hộ ông Lý Văn Thường đã bao chiếm đất của 3 hộ khác đã nhiều năm chưa được xử lý nghiêm ở TP Bạc Liêu (Hoàng Nam).

Theo hồ sơ vụ việc, tháng 6/2021, UBND phường 7 TP Bạc Liêu đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản vi phạm việc ông Thường lấn chiếm đất ở của 3 nhà kế bên, với diện tích lấn hơn 227m2. Ngày 2/7/2021, UBND TP Bạc Liêu ban hành quyết định xử phạt 30 triệu đồng đối với ông Thường về hành vi trên, buộc ông Thường khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại đất lấn chiếm. Tuy nhiên, ông Thường không nhận cả biên bản vi phạm và quyết định xử phạt của UBND TP Bạc Liêu. UBND Phường 7 đã 2 lần gửi giấy mời cho ông Thường nhưng ông không nhận. Do đó, phường đã niêm yết quyết định tại trụ sở UBND phường và công trình vi phạm. Tháng 9/2022, UBND TP Bạc Liêu ban hành quyết định cưỡng chế vi phạm của ông Thường. Theo người dân, việc thực hiện nghiêm phép nước là cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Bà Trương Hồng Ngự, 1 trong 3 hộ bị ông Thường lấn chiếm đất cho biết: “Ông Thường ngang nhiên lấn chiếm đất của 3 hộ dân rồi làm hàng rào, trồng cây ăn trái từ đầu năm 2021 đến nay. Khi chúng tôi thuê người san lấp mặt bằng trên phần đất của mình thì bị gia đình ông Thường chửi bới, ném đá không cho làm. Nên việc Nhà nước thi hành cưỡng chế, quyền lợi người dân được đảm bảo, chúng tôi không bị mất đất” -  bà Trương Hồng Ngự nói.

Ngôi nhà không phép xây dựng trên đất nông nghiệp của ông Đào Minh Tâm tại tuyến tránh phường 7 TP Bạc Liêu chưa được xử lý (Hoàng Nam).

Ông Lê Tiến Dũng còn thông tin, đối với những vụ việc khác đang được dư luận quan tâm, như căn nhà không phép của ông Đào Chí Tâm trên đất nông nghiệp (ở tuyến tránh thuộc phường 7 TP Bạc Liêu), cơ quan chức năng sẽ kiên quyết xử lý cưỡng chế. “Quan điểm của chúng tôi là cương quyết giữ nghiêm kỷ cương của phép nước, không để những hành vi trái luật vi phạm quy định pháp luật kéo dài ” – ông Dũng nói.

Đồng bộ giải pháp để chấn chỉnh mỹ quan đô thị

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, ông Lâm Văn Mậu Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu cho biết, đến hết năm 2024, TP Bạc Liêu sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị và của từng công dân trong thực hiện nếp sống vệ sinh môi trường, văn minh đô thị, quản lý đô thị, an toàn giao thông,… qua đó góp phần xây dựng TP Bạc Liêu là đô thị văn minh, trật tự, kỷ cương, thượng tôn pháp luật.

Năm 2023, TP Bạc Liêu đã vãn động người dân tự tháo dỡ 2 căn nhà nằm chắn ngang giữa đường 20 năm, trả lại mỹ quan cho đô thị (Hoàng Nam)

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, TP Bạc Liêu đã tiến hành xử phạt 03 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, buộc khôi phục hiện trạng ban đầu và xử phạt tổng số tiền 110.000.000 đồng (tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2023). Ngoài ra, TP Bạc Liêu đã ra quân tăng cường công tác đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị trên các tuyến đường nội ngoại ô. Thường xuyên tổ chức các đợt ra quân để sắp xếp, chấn chỉnh việc đậu đỗ xe, mua bán người dân. Liên tục và duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự đô thị. Tháo dỡ hàng rào, bục bệ, cầu dẫn, bậc tam cấp, bảng hiệu, vỉ sắt, biển hiệu, bảng quảng cáo, mái che, mái hiên di động cũ, rách, mất mỹ quan, lấn chiếm vỉa hè lòng lề đường. Giải tỏa, xử lý việc bán hàng rong, họp nhóm mua bán trên vỉa hè và sắp xếp các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, rửa xe, sửa xe, hàn sắt, thu mua phế liệu và các ngành nghề dịch vụ ảnh hưởng đến vỉa hè. Sắp xếp trật tự mua bán tại các điểm chợ, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ quản lý các điểm chợ, thường xuyên kiểm tra, giải tỏa, xử lý các hộ kinh doanh dịch vụ, buôn bán bày, treo hàng hóa, trải bạt để hàng hóa trên vỉa hè, đặt bàn ghế, chậu hoa, biển quảng cáo… lấn chiếm vỉa hè.

Bên cạnh việc cưỡng chế, TP Bạc Liêu còn tăng cường các biện pháp vận động thuyết phục người dân xây dựng đô thị văn minh (Hoàng Nam)

“Sắp tới, đối với những cá nhân không chấp hành các quyết định xử phạt, các cơ quan chức năng sẽ tham mưu để Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu ban hành các quyết định xử  cưỡng chế theo quy định của pháp luật” – ông Lê Tiến Dũng, Phó phòng Quản lý Đô thị TP Bạc Liêu nói.

TP Bạc Liêu: Xây dựng trái phép, “nhốt” luôn 2 cán bộ đi kiểm tra

TP Bạc Liêu: Xây dựng trái phép, “nhốt” luôn 2 cán bộ đi kiểm tra

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ