Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cựu Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương khai gì về việc nhận tiền?

Kinhtedothi - Tại toà, bị cáo Phạm Duy Tuyến - cựu Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương thừa nhận về số tiền và số lần nhận tiền từ Công ty Việt Á…

Ngày 4/1, phiên tòa xét xử xét xử sơ thẩm với 38 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) tiếp tục với phần xét hỏi. Tại toà, bị cáo Phạm Duy Tuyến - cựu Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương thừa nhận về số tiền và số lần nhận tiền từ Công ty Việt Á…

Các bị cáo tại phiên toà.

Trả lời các câu hỏi của HĐXX, bị cáo Phạm Duy Tuyến - cựu Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương thừa nhận về số tiền và số lần nhận tiền từ Công ty Việt Á. Theo bị cáo Tuyến, khi dịch bùng phát ở địa phương này, Bộ Y tế có cử 4 đơn vị hỗ trợ chống dịch nhưng không đáp ứng được yêu cầu cấp bách do tốn thời gian thu mẫu, vận chuyển mẫu về Hà Nội rồi chuyển trả số liệu về địa phương. Yêu cầu chống dịch đòi hỏi phải có đơn vị làm tại chỗ để đáp ứng yêu cầu phong tỏa. Việc đề xuất đưa Công ty Việt Á về Hải Dương chống dịch là theo chỉ đạo của cấp trên.

Theo bị cáo Tuyến, tỉnh Hải Dương có sử dụng kit xét nghiệm của Công ty Việt Á và việc ứng trước rồi hợp thức thanh toán sau là chưa phù hợp nhưng với điều kiện lúc đó nên phải làm thế. Sau khi ứng trước thì thanh toán bằng hình thức chỉ định thầu rút gọn.

Về việc thanh toán, bị cáo Tuyến trình bày đã giao cho Phòng Kế toán thực hiện theo quy trình. Theo đó, Phòng Kế toán triển khai từng bước rồi đưa các hồ sơ, giấy tờ cho bị cáo Tuyến ký. Tổng cộng, CDC Hải Dương đã ký với Công ty Việt Á 4 hợp đồng với tổng số tiền 14 tỷ đồng và thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

Bị cáo Tuyến thừa nhận có nhận lợi ích thông qua việc này. Theo đó, Công ty Việt Á đề nghị trích lại phần trăm hỗ trợ, chia sẻ cho CDC Hải Dương và các cá nhân có đóng góp trong phòng chống dịch. “Như phía Công ty Việt Á nói là chia sẻ lợi nhuận nên bị cáo nghĩ không vi phạm pháp luật. Sau này bị bắt thì bị cáo mới nhận thức đó là vi phạm pháp luật” - bị cáo Tuyến khai.

Tại tòa, bị cáo Tuyến khai đã 3 lần nhận tiền lần lượt là 5 tỷ đồng, 17 tỷ đồng và 5 tỷ đồng. Sau khi nhận tổng số tiền 27 tỷ đồng, bị cáo này đưa tiền cho một số người và bản thân mình sử dụng riêng hơn 16 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Tuyến khai có đưa cho ông Phạm Mạnh Cường - Giám đốc Sở Y tế Hải Dương 7 tỷ đồng; 2 lần đưa tiền cho ông Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương mỗi lần 300 triệu đồng và một lần đưa 50.000 USD.

Bị cáo Tuyến giải thích việc sở dĩ đưa tiền cho ông Cường nhiều hơn là vì “sếp trực tiếp” và có nhiều đóng góp phòng chống dịch, hỗ trợ cho bị cáo. Ngoài ra, ông Tuyến còn đưa tiền cho nhiều cá nhân khác ở CDC Hải Dương.

Trong khi đó, trả lời các câu hỏi của HĐXX, bị cáo Phạm Xuân Thăng thừa nhận vi phạm như cáo trạng truy tố. Bị cáo Thăng khai có nhận được một lần vật chất từ Công ty Việt Á là khoản tiền 100.000 USD và lúc đó là sau tết do bị cáo Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á đưa. Ngoài ra, còn nhận từ bị cáo Tuyến 3 lần tổng số tiền là 600 triệu đồng và 50.000 USD.

Bị cáo Phạm Xuân Thăng tại phiên toà.

Theo cáo trạng, lợi dụng chủ trương cho Công ty Việt Á được độc quyền cung cấp test xét nghiệm tại tỉnh Hải Dương, bị cáo Phạm Duy Tuyến thỏa thuận thông đồng với Phan Quốc Việt về việc hợp thức thủ tục hồ sơ cho Công ty Việt Á trúng thầu và Công ty Việt Á sẽ chi cho Tuyến 20-25% giá trị hợp đồng.

Do đó, bị cáo Tuyến chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ứng kit test xét nghiệm để CDC Hải Dương sử dụng trước, rồi phối hợp với nhân viên Công ty Việt Á hợp thức thủ tục sau. Hai bên còn thông đồng ban hành Chứng thư thẩm định giá theo giá Công ty Việt Á đưa ra. Sau đó, lập Tờ trình, hồ sơ để Công ty Việt Á được trúng thầu, ký hợp đồng, thanh quyết toán trái quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho Công ty Việt Á thu lời bất chính, gây thiệt hại 73,8 tỷ đồng.

Đồng thời, thực hiện thoả thuận từ trước với Phan Quốc Việt, từ ngày 19/5 - 19/11/2021, Phạm Duy Tuyến đã 3 lần nhận của Phan Quốc Việt tổng số tiền 27 tỷ đồng, trong đó sử dụng cá nhân số tiền 16,1 tỷ đồng. Viện kiểm sát xác định, hành vi của bị cáo Phạm Duy Tuyến cấu thành tội “Nhận hối lộ”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ