Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cựu Thủ tướng Đức kêu gọi đối thoại với Nga để chấm dứt xung đột Ukraine

Kinhtedothi - Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng đối thoại là giải pháp duy nhất giúp giải quyết cuộc xung đột hiện tại giữa Nga và Ukraine.

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel . Ảnh: RT

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây nhận định rằng các quốc gia phương Tây cuối cùng sẽ phải tham gia đối thoại với Nga để chấm dứt xung đột tại Ukraine. Bà cũng nhấn mạnh rằng các nước ủng hộ Kiev cần làm việc để đảm bảo Ukraine vẫn duy trì được độc lập sau khi chiến sự kết thúc.

Bà Merkel giữ chức Thủ tướng từ năm 2005 đến 2021 và là một trong những bên bảo trợ cho các thỏa thuận Minsk 2014-2015, với mục tiêu tái hòa nhập Donbass vào Ukraine, đồng thời trao cho khu vực này quyền tự trị lớn hơn. Tuy nhiên, vào năm 2022, cựu Thủ tướng Merkel đã thừa nhận rằng các thỏa thuận này thực chất là “nỗ lực tạo cơ hội để Ukraine củng cố quân đội”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sunday Times (Anh) được công bố hôm 23/11, cựu Thủ tướng Merkel cho biết bà ủng hộ chính sách Ukraine của chính phủ Đức hiện tại cũng như của EU.

Kể từ khi xung đột leo thang vào tháng 2/2022, Berlin là quốc gia cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất của châu Âu cho Kiev, chỉ đứng sau Mỹ.

Tuy nhiên, cựu Thủ tướng lưu ý rằng các nước phương Tây cần cân nhắc đối thoại với Nga trong tương lai để chấm dứt chiến sự ở Ukraine.

“Không thể giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine chỉ bằng biện pháp quân sự,” bà Merkel nhấn mạnh.

Trước đó, hôm 21/11, tờ Die Zeit đã công bố trích đoạn từ cuốn sách mới của bà Merkel mang tên Tự do: Hồi ức 1954-2021. Trong đó, bà Merkel nhắc lại rằng hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008 tại Bucharest (Romania) đã có các cuộc thảo luận về các đơn xin trở thành thành viên của Ukraine và Georgia.

Vào thời điểm đó, cựu Thủ tướng Đức đã phản đối ý tưởng này, cho rằng động thái này sẽ bị Nga xem là một sự khiêu khích, trong khi các ứng viên tiềm năng không được cung cấp bất kỳ đảm bảo an ninh có ý nghĩa nào.

Mặc dù một số quan chức, bao gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đã chỉ trích lập trường của cựu Thủ tướng Merkel, song bà vẫn bảo vệ quan điểm của mình được thể hiện trong cuốn hồi ký.

Về phần mình, Nga đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng đàm phán để đạt được một giải pháp với Kiev. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây nhắc lại rằng bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào cũng nên dựa trên các thỏa thuận đạt được tại Istanbul năm 2022, trong đó đề xuất một vị thế trung lập, không liên kết cho Ukraine, cũng như các hạn chế về triển khai vũ khí nước ngoài.

Tuy nhiên, Điện Kremlin cũng tuyên bố rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào tiếp theo cũng phải tính đến “thực tế trên thực địa.” Điều này ngụ ý rằng Ukraine được kỳ vọng sẽ nhượng bộ lãnh thổ, thay vì giành lại các khu vực đã tự nguyện gia nhập Nga, bao gồm các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye, cũng như bán đảo Crimea.

Trong một diễn biến liên quan, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev mới đây đã tiết lộ thời điểm chấm dứt cuộc xung đột với Nga.

Trả lời phỏng vấn tờ Al Arabiya hôm 22/11, ông Medvedev cho biết, cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev có thể nhanh chóng kết thúc mà không có thêm thương vong nào, nếu NATO tỉnh táo lại và từ bỏ chính sách hiếu chiến đối với Nga.

Theo ông Medvedev, việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga đã khiến liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu trở thành bên trực tiếp tham gia cuộc xung đột.

Kiev đã tiến hành một số cuộc tấn công như vậy bằng hệ thống ATACMS và HIMARS do Mỹ sản xuất, cũng như tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất.

Moscow đáp trả bằng cách tấn công một cơ sở công nghiệp quân sự tại thành phố Dnipro của Ukraine bằng một tên lửa đạn đạo tầm trung  mới được trang bị đầu đạn thông thường.

Khi được yêu cầu giải thích thêm về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, ông Medvedev mô tả đây là một khả năng “thực tế”, nhưng Nga rất muốn tránh lựa chọn đó.

Theo ông Medvedev, xung đột Ukraine có thể nhanh chóng và dễ dàng kết thúc mà không có thêm bất kỳ tổn thất nào. Nếu NATO chỉ đơn giản là “ngừng thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở Ukraine, thì cuộc xung đột này có thể kết thúc mà không có thêm tổn thất”, ông nhấn mạnh.

Nga "áp đảo" Ukraine trong giai đoạn quyết định?

Nga "áp đảo" Ukraine trong giai đoạn quyết định?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ