Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đà Nẵng cử cán bộ ra phố từ 4h sáng để giữ vỉa hè

Không phải ra quân rầm rộ, lãnh đạo cũng chẳng phải xuống đường cưỡng chế nhưng các vỉa hè ở Đà Nẵng vẫn thông thoáng dành cho người đi bộ.

Trước đây, một số tuyến đường như Hùng Vương, Trần Phú, Bạch Đằng... (TP Đà Nẵng) là những "điểm nóng" về việc chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này cơ bản được hạn chế.
Quy hoạch các phố chuyên doanh

Hai năm trước, TP Đà Nẵng thực hiện thí điểm xây dựng các tuyến phố chuyên doanh để tạo điều kiện cho người dân buôn bán. Trong đó, tuyến đường Lê Duẩn là phố chuyên doanh về thời trang. Còn đường Huỳnh Thúc Kháng là phố chuyên doanh về ẩm thực. Cả hai tuyến phố này đều do UBND quận Hải Châu quản lý.

Chị Lê Thị Trang, chủ một cửa hàng thời trang trên đường Lê Duẫn, cho biết từ khi phố chuyên doanh được hình thành, mặt tiền cửa hàng được ốp gạch mới khang trang và đẹp hơn so với trước. Vỉa hè cũng thông thoáng hơn nên lượng khách đến mua hàng ngày càng đông.
Ở phố ẩm thực Huỳnh Thúc Kháng, hàng chục cửa hàng đều bày bàn ghế, tủ inox ngăn nắp. Các biển hiệu trước cửa hàng được đặt ngăn nắp, không có tình trạng lộn xộn, lấn chiến vỉa hè.
Ông Nguyễn Văn Thu, chủ cửa hàng bún chả cá, cho hay thu nhập của quán tăng 30 - 40% khi phố điểm tâm đi vào nền nếp. “Ở khu phố này, từ biển quảng cáo cho đến cách trưng bày bàn ghế của các cửa hàng đều ngăn nắp như nhau. Từ khi có tuyến phố chuyên doanh, việc kinh doanh ở đây rất nền nếp", ông Thu nói.
Lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận Hải Châu cho biết từ khi các tuyến phố chuyên doanh hình thành, đơn vị đã hướng dẫn người dân cách để xe máy ngăn nắp, trưng bày biển hiệu... không cản trở lối đi bộ trên các vỉa hè.
 Lực lượng chức năng TP Đà nẵng đi kiểm tra tình trạng chiếm dụng vỉa hè ở đường Hùng Vương. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Theo quan sát của PV, một điểm dễ nhận thấy khi di chuyển qua các cửa hàng trên phố Lê Duẩn là quy định về sắp xếp các phương tiện trên vỉa hè. Với vỉa hè rộng 3 m, một vạch sơn đỏ kẻ dọc chia vỉa hè ra hai phần bằng nhau. Xe máy của khách được xếp phía ngoài vạch sơn.
Với những đoạn vỉa hè rộng 6 m, vạch sơn đỏ chia đều thành ba phần bằng nhau. Khi đó, xe máy xếp phía ngoài và trong cùng, lối bộ hành ở chính giữa.
“Lúc đầu nhiều người chưa hiểu quy định nên để xe máy rất lộn xộn. Chúng tôi đã rải quân đi nhắc nhở từng chủ cửa hàng. Bây giờ, trật tự vỉa hè cơ bản ổn định, đẹp mắt”, một vị lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận Hải Châu, cho biết.
Không đối đầu với dân để giành lại vỉa hè

Ông Huỳnh Văn Rân, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Hải Châu, cho biết từ sau Tết Đinh Dậu, đơn vị này đã huy động hơn 50 cán bộ, nhân viên ra quân phối hợp với công an, dân phòng để xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè trái phép.
Theo đó, đơn vị này đã ban hành 98 quyết định về xử phạt hành chính đối với các trường hợp lấn chiếm vỉa hè. Theo ông Rân, hầu hết trường hợp này do cố tình vi phạm nhiều lần. "Những trường hợp nhẹ, chúng tôi phạt 750.000 đồng. Còn đối với những hộ cố tình tái phạm thì chúng tôi phạt kịch khung với mức 10 triệu đồng để răn đe", ông Rân nói.
 Vỉa hè đường Hùng Vương. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Tuy nhiên, vị này cũng thừa nhận việc cưỡng chế và xử phạt những trường hợp vi phạm chỉ là giải pháp tình thế. "Bởi tình trạng lấn chiếm vỉa hè là 'căn bệnh kinh niên'. Do đó, nếu không bắt đúng "bệnh" thì không trị khỏi được", ông Rân ví von.
"Trước khi ra quân, chúng tôi phải khảo sát từng tuyến đường để nắm số liệu có bao nhiêu hộ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh. Sau đó, đơn vị phối hợp với lãnh đạo các phường, mời họ lên để tuyên truyền, nhắc nhở", ông Rân cho hay.
Sau khi tuyên truyền, một số hộ đã nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên, vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều người vẫn cố tình lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh. Trước tình hình đó, Đội Quy tắc đô thị sẽ cử nhân viên đến các vị trí trên canh chừng.
"Khoảng 4h hàng ngày, khi các hộ kinh doanh chưa thức giấc tôi đã cử người xuống đứng ngay ở vị trí mà họ thường xuyên lấn chiếm để canh chừng. Sáng thức giấc, họ thấy lực lượng chức năng đứng đó nên sợ, không dám bày hàng hóa ra bán như mọi hôm", ông Rân chia sẽ bí quyết.
Theo ông Rân, ở mỗi tuyến đường có khoảng 10 nhân viên thay nhau túc trực từ sáng đến tối. "Chúng tôi đứng miết như vậy khiến người dân cũng nản chí và họ phải tìm mặt bằng ở nơi khác để kinh doanh. Còn những trường hợp cố tình tái phạm, chúng tôi tiến hành cưỡng chế và xử phạt nặng để răn đe", ông Rân cho hay.
Ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu, cho biết thêm sau khi lấy lại được vỉa hè, đơn vị giao trách nhiệm cho UBND các phường quản lý. "Theo đó, nếu phường nào để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè thì chủ tịch phường đó phải chịu trách nhiệm", ông Anh nói.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

Bưởi cảnh tạo hình "tài lộc" thu hút khách mua

11/01/2025 | 18:34

Kinhtedothi - Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, ngày càng nhiều người tìm mua bưởi cảnh về chơi Tết. Tại các nhà vườn, trái bưởi hình hồ lô, những quả bưởi tài lộc hình thỏi vàng đã chín vàng, sẵn sàng phục vụ.

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

Xe ô tô bủa vây trường THCS Phú Đô

06/01/2025 | 13:23

Kinhtedothi - Phớt lờ các quy định của Luật Trật tự ATGT, hàng loạt xe ô tô vẫn ngang nhiên chiếm dụng những tuyến đường xung quanh trường THCS Phú Đô làm nơi dừng đỗ, gây cản trở, mất an toàn giao thông.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ