Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại sứ Mỹ kể chuyện cảm động trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden

Kinhtedothi - Sự ấm áp là điều Đại sứ Knapper cảm nhận trong suốt chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam.

Chuyến thăm ấm áp

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có các cuộc hội đàm và gặp gỡ với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vừa qua.

"Tổng thống Biden rất vui mừng về những gì đã diễn ra ở Việt Nam,” Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E.Knapper chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 13/9.

Đại sứ cũng bày tỏ sự xúc động khi chứng kiến Tổng thống Joe Biden gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Đây là lần thứ hai hai nhà lãnh đạo gặp nhau. Cuộc gặp trước đó là vào năm 2015 khi Tổng Bí thư đến Washington, gặp ông Joe Biden khi đó là Phó Tổng thống. 

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 13/9. Ảnh: Khánh Huy.

“Tôi thực sự nghĩ rằng cuộc gặp đó đã gieo mầm cho tình cảm, tình bạn bền chặt sau này,” Đại sứ Knapper chia sẻ.

Theo Đại sứ Knapper, có một sự kiện đặc biệt cảm động đối với ông. Đó là khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng thống Joe Biden chứng kiến lễ trao kỷ vật chiến tranh, trong đó có cuốn nhật ký chiến trường.

"Khoảnh khắc đó thực sự xúc động đối với cá nhân tôi vì bố tôi cũng là một cựu binh và từng tham gia cuộc chiến ở đây,” ông Knapper chia sẻ.

Việc tiếp tục thúc đẩy nỗ lực hòa giải sau chiến tranh là nền tảng của mối quan hệ, vốn đã có từ trước khi bình thường hóa. Việc giải quyết hậu quả chiến tranh vẫn tiếp diễn, thông qua các hoạt động tìm kiếm hài cốt quân nhân, tẩy độc dioxin, dọn dẹp bom mìn, hỗ trợ người khuyết tật…

Lời khẳng định sâu sắc về một tương lai khăng khít

Việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, theo Đại sứ Knapper, là lời khẳng định công khai và kiên quyết về sức mạnh, chất lượng cũng như khát vọng cho mối quan hệ này.

"Với quyết định này, chúng ta đang cho thế giới thấy rằng tương lai của Việt Nam và Mỹ giờ đây gắn bó chặt chẽ với nhau,” Đại sứ cho biết, đồng thời khẳng định hai bên đã cam kết hợp tác chặt chẽ trong những vấn đề cấp bách nhất của thời đại.

Từ những ngày đầu trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ, đến nay hai bên đã mở rộng hợp tác trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là về công nghệ cao. Điều này thể hiện được toàn bộ phạm vi và chiều rộng của mối quan hệ giữa hai nước, ông Knapper nhấn mạnh. 

Đại sứ Mỹ Marc Knapper trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 13/9. Ảnh: Khánh Huy
 

“Hà Nội luôn là sự thiên vị của tôi. Tôi luôn thích sống ở Hà Nội. Thành phố này, với vai trò trung tâm chính trị, ngoại giao, văn hóa, du lịch, quý giá đến mức tôi nghĩ, một cách tự nhiên, sẽ luôn là điểm đến thu hút. Với tư cách là một người sống ở đây hay là một nhà ngoại giao, tôi luôn biết ơn trước sự hiếu khách tuyệt vời của Hà Nội. Hà Nội luôn chào đón bạn bè với sự nồng nhiệt. Đối với những bước tiến trong quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Việt Nam và Mỹ, tôi tin sẽ luôn có dấu ấn từ Hà Nội”.

Theo Đại sứ, như trong tuyên bố chung và bản ghi nhớ hợp tác, hai nước cam kết hợp tác trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, chất bán dẫn, giáo dục và đào tạo, phát triển lực lượng lao động có kỹ năng, tất cả những điều này nhằm mục tiêu đảm bảo rằng Việt Nam có lực lượng lao động cần thiết cho thế kỷ 21, qua đó đáp ứng những thách thức và cơ hội của thời đại. 

Theo Đại sứ Mỹ, những hợp tác này mặt khác giúp Việt Nam có thể tiến gần hơn các mục tiêu đặt ra về năng lượng và biến đổi khí hậu, cụ thể là những mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 và có nền kinh tế kỹ thuật số phát triển vào năm 2030.

"Mỹ mong muốn đồng hành, trở thành một phần của quá trình đó,” Đại sứ cho biết.  

Đổi mới sáng tạo - trọng tâm quan trọng trong hợp tác Việt-Mỹ

Quyết định nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ trước hết phản ánh vị thế của hai nước, xét về sự hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đầu tư kinh doanh, y tế, năng lượng, khí hậu, an ninh, giao lưu Nhân dân, văn hóa, khoa học, công nghệ... Việt Nam và Mỹ đang cùng hợp tác cấp độ cao ở tất cả những lĩnh vực này. 

Bên cạnh đó, hai bên sẽ tiếp tục tập trung vào những mục tiêu hợp tác sắp tới, với một trong những trọng tâm là phát triển nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, tập trung vào đổi mới sáng tạo. “Nhìn vào tuyên bố chung có thể thấy rõ mục tiêu của Mỹ khi hợp tác với Việt Nam bao gồm những vấn đề như bán dẫn, đào tạo và giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực STEM [Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học],” theo Đại sứ.

Đây chắc chắn là trụ cột chính của tuyên bố chung này hoặc của chính chuyến thăm nhằm thể hiện sự hợp tác giữa hai nước khi chúng ta cùng nhau hướng tới tương lai, Đại sứ cho biết. “Tôi nghĩ trong tương lai sẽ có những nỗ lực mới ở các lĩnh vực công nghệ cao, giúp định hình sự thịnh vượng trong tương lai của đất nước cũng như sự phồn vinh của hai dân tộc”.

Phía Mỹ có niềm tin mạnh mẽ và rất lạc quan về vai trò của Việt Nam có thể phát huy trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, rằng Việt Nam sẽ ngày càng đóng vai trò nổi bật trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn hay các mặt hàng công nghệ cao khác. Mỹ cũng mong muốn mở rộng số lượng sinh viên Việt Nam tới Mỹ. 

Theo Đại sứ, một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng là biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn để tạo ra một nền kinh tế xanh. Trong đó có chương trình Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam với các nước G7, với trị giá khoảng 15,5 tỷ USD. Hoa Kỳ là nước đóng góp lớn nhất vào thỏa thuận với trên 1 tỷ USD. Vừa qua, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tập đoàn Tài chính Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) cũng đã ký cam kết khoản vay song phương trị giá 300 triệu USD kỳ hạn 7 năm, ông Knapper lưu ý.

“Đây là một trong số cách thức Mỹ đang nỗ lực cùng với Việt Nam để thúc đẩy xây dựng nền kinh tế sạch, xanh hơn,” Đại sứ nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Xương sống" ngành năng lượng tái tạo Việt Nam

"Xương sống" ngành năng lượng tái tạo Việt Nam

13/01/2025 | 14:27

Kinhtedothi - Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là “mỏ vàng” về năng lượng tái tạo. Ngành này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước và trên khắp thế giới.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam thương vong bởi động đất ở Tây Tạng

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam thương vong bởi động đất ở Tây Tạng

09/01/2025 | 20:39

Kinhtedothi - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định chưa có ghi nhận nào về thương vong đối với công dân Việt Nam sau trận động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc), song Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vẫn tích cực theo dõi tình hình và sẵn sàng hỗ trợ nếu cần thiết.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ