Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dân công sở chuộng cặp lồng đựng cơm

Kinhtedothi - Do các hàng quán đóng cửa tạm thời để phòng chống dịch Covid-19, nhiều người làm văn phòng đã chọn cách mang cơm từ nhà đi làm. Qua khảo sát một số siêu thị và chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, mặt hàng cặp lồng cơm văn phòng được bày bán khá nhiều, phong phú, đa dạng từ chủng loại, xuất xứ và giá cả. Trong đó, phổ biến được phân làm 3 loại: Cặp lồng thường, cặp lồng giữ nhiệt và cặp lồng có thể hâm nóng thức ăn.

 Ảnh minh họa
Nếu các loại cặp lồng đựng thức ăn thông thường có giá từ 60.000 – 150.000/chiếc thì các loại cặp lồng có chức năng giữ nhiệt hoặc chức năng hâm nóng thức ăn có giá khá cao, dao động từ 350.000 – trên 1 triệu đồng/chiếc. Trong đó, loại cặp lồng có chức năng hâm nóng thức ăn được nhiều chị em văn phòng chuộng nhất. Với loại này, chị em có thể mang cơm và thức ăn từ nhà, đến bữa chỉ cần cắm điện là có ngay một suất cơm nóng hổi tại nơi làm việc.
Chị Trần Thị Mỹ Hạnh, ở Khu đô thị Văn Quán (quận Hà Đông) cho biết: “Trước khi có dịch Covid-19, tôi thường ra quán cơm bụi hoặc hàng bún, phở gần công ty ăn trưa. Tuy nhiên gần đây, hàng quán đóng cửa, tôi đã mua chiếc cặp lồng có thể hâm nóng thức ăn để mang cơm đi. Cơm mình tự chuẩn bị sẽ bảo đảm hơn”.
Không chỉ các chị em, cánh đàn ông văn phòng cũng rủ nhau mang cơm đi làm. Anh Nguyễn Minh Tân - nhân viên một công ty dược trên đường Hoàng Quốc Việt cho hay, mỗi sáng vợ anh thường chuẩn bị sẵn 2 suất cơm để 2 vợ chồng mang đến công sở ăn trưa. “Trước đây cũng hơi ngại, nhưng rồi cả phòng hầu như ai cũng mang cơm đi nên thành quen. Đến giờ nghỉ trưa là cả phòng mang cơm ra ăn, không ra ngoài” – anh Tân tâm sự.
Nhu cầu mang cơm đi làm đã khiến cho mặt hàng này trở nên đắt hàng. Chị Nguyễn Thị Thơ, tiểu thương bán đồ gia dụng tại chợ Hà Đông cho biết, cặp lồng đựng cơm chỉ là một mặt hàng bán kèm trong quầy hàng của chị. Nếu như trước đây, ngày nhiều thì bán được 1 – 2 chiếc, thậm chí vài ngày mới bán được 1 chiếc thì bây giờ, mặt hàng này trở thành hàng bán chạy nhất. “Có ngày tôi bán được trên chục chiếc. Tuy nhiên, do không chủ động nhập hàng trước đó nên thời điểm này cũng hết hàng” – chị Thơ cho hay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ