Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dàn dựng sân khấu thực cảnh kể lịch sử, văn hoá đình Chèm

Kinhtedothi - Sáng 10/11, UBND quận Bắc Từ Liêm phối hợp với báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm- Dòng chảy tinh hoa”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội thiết kế sáng tạo thành phố Hà Nội năm 2023.

Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” được chia làm 3 chương: “Mạch nguồn văn hiến”, “Kiệt tác ngàn năm - Lắng hồn dân tộc” và “Bừng sáng tinh hoa”.

BTC thông tin tại buổi gặp mặt báo chí. Ảnh: Quang Huy.

Trong đó, hoạt cảnh “Linh thiêng đình Chèm” qua phần thể hiện lời bình của NSƯT Lê Chức sẽ mang đến tầm vóc, ý nghĩa của ngôi đình cổ kính hàng ngàn năm tuổi.

Các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng được thể hiện trong chương trình gồm: “Thăng Long vững mãi cơ đồ”, “Bên dòng sông Cái”, “Ngẫu hứng sông Hồng”, “Đình Chèm - dấu tích ngàn năm”…

Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng: Tùng Dương, Kyo York, Thái Thùy Linh, Ngọc Ký, Viết Danh, Hà Myo, Quách Mai Thy…

Đặc biệt chương trình sẽ có hai sân khấu, trong đó lần đầu tiên trên sông Hồng sẽ có một sân khấu thực cảnh do Tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng lên ý tưởng và dàn dựng, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả một trải nghiệm vô cùng lý thú. Tiếp nối dòng chảy tinh hoa, trong chương trình sẽ có bản hòa ca của các bộ môn nghệ thuật truyền thống như: Hát Xẩm Hà Nội, Xòe Thái Yên Bái, dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Mường…

Quang cảnh đình Chèm. Ảnh: Quang Huy

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương: Chương trình sẽ đưa khán giả, bạn bè trong nước, và quốc tế tìm đến với những điều cốt lõi trong hồn cốt dân tộc Việt. Những căn cốt đẹp đẽ trong văn hoá ứng xử, trong lối sống và cốt cách con người, hun đúc nên bản sắc cộng đồng, tất cả sẽ phô diễn khéo léo trong các tiết mục vừa giàu màu sắc truyền thống, vừa có sự tiếp biến uyển chuyển và tinh tế với các giá trị văn hoá của các ca khúc đương đại.

Tất cả cùng hoà ca về tình yêu con người, tình yêu Hà Nội để tinh hoa kết nối với tinh hoa, tạo ra những giá trị đẹp đẽ trong thời đại mới. Sự hoà trộn các nét văn hoá khác nhau, phong cách khác nhau giữa những tính chất khác biệt đó sẽ tạo nên bức tranh nghệ thuật có tính thống nhất đa dạng.

Bên cạnh đó, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô - Nguyễn Mạnh Hưng – Phó Trưởng ban chỉ đạo chương trình cho biết: Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” nhằm giới thiệu về ngôi đình linh thiêng bên sông Hồng, tôn vinh các loại hình nghệ thuật truyền thống, những tinh hoa dân tộc. Chương trình sẽ kể câu chuyện về hành trình của dòng chảy tinh hoa. Bắt đầu từ những “mạch nguồn văn hiến”, những di sản tinh hoa của dân tộc được thế giới công nhận. Từ những “mạch nguồn” đó đã hội tụ tại thủ đô Hà Nội, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, tạo nên những kiệt tác ngàn năm như ngôi đình Chèm thiêng liêng, cùng các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Chương trình diễn ra từ 20 giờ 10 đến 22 giờ 10 ngày tối 18/11/2023, truyền hình trực tiếp trên kênh HanoiTV1 (H1) của đài truyền hình Hà Nội và tiếp sóng các đài truyền hình Đà Nẵng, đài truyền hình Bắc Ninh và các nền tảng xã hội.

 

Đình Chèm thờ chính Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng, cùng Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sinh vào thời vua Hùng Vương thứ 18 tức Hùng Duệ Vương (khoảng năm 260 TCN). Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, ngày 9/1/1990 đình Chèm được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số: 34/QĐ-BT của Bộ VHTT&DL; đến ngày 25/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã nâng cấp thành xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số: 2082/QĐ - TTg; Lễ hội Đình Chèm đã được Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số: 2067/QĐ-BVHTTDL ngày 13/6/2016.

Ban Khánh tiết đình Chèm nhận trách nhiệm, xin rút kinh nghiệm vì tự ý chặt hạ cây đa

Ban Khánh tiết đình Chèm nhận trách nhiệm, xin rút kinh nghiệm vì tự ý chặt hạ cây đa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ