Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023:

Đánh thức di sản văn hóa dọc bên bờ sông Hồng

Kinhtedothi - Với hơn 60 hoạt động văn hóa sáng tạo, Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2023 được kỳ vọng sẽ “đánh thức” các di sản văn hóa dọc bên bờ sông Hồng.

200 đơn vị tham gia

Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2023 với chủ đề “Dòng chảy” sẽ diễn ra từ ngày 17- 26/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm và nhiều địa điểm khác trên địa bàn TP Hà Nội.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2023 tập trung vào 3 trụ cột chính: thiết kế, cộng đồng và sáng tạo; được thể hiện đa dạng qua hơn 60 hoạt động văn hóa với 4 công trình kiến trúc, 16 triển lãm, 17 hội thảo - tọa đàm, 9 show nghệ thuật, chuỗi sự kiện cộng đồng và hội chợ sáng tạo.

Không gian diễn ra hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo.

Nội dung các sự kiện xoay quanh chủ đề “Dòng chảy” nhằm kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo dọc hai bên bờ sông Hồng. Với sự tham gia của hơn 200 các đơn vị, nhà sáng tạo và nghệ sĩ thuộc các đối tượng khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ đã đang tích cực tham gia ý tưởng và thực hiện chương trình. Một số nhóm như: Hanoi Indie Troupe, Vạn Thiên Ý, Tò he, Think Playground, Á Space, Heritage Space… hứa hẹn mang lại giá trị trải nghiệm đặc sắc cho công chúng tham gia.

Điểm nhấn thú vị của tuyến Lễ hội đó là lần đầu tiên người dân sẽ được tham quan những công trình đã tồn tại hàng trăm nay tại Thủ đô Hà Nội dưới một góc nhìn khác, mang đến một trải nghiệm độc đáo, thú vị như “đánh thức” di sản. Công trình Bốt nước Hàng Đậu, Cầu Long Biên , Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Ga Hà Nội, Ga Long Biên… đã được các kiến trúc sư, nghệ sỹ tái thiết kế thí điểm trở thành những không gian triển lãm kiến trúc nghệ thuật đặc sắc; đặt tiền đề biến những di sản công nghiệp trở thành những các không gian sáng tạo trong thời gian tới.

Điểm mới của Lễ hội với trải nghiệm đánh thức các di sản và biểu tượng kiến trúc Hà Nội. Trong ảnh là Nhà máy xe lửa Gia Lâm.

Đặc biệt, Chuyến tàu “Hành trình Di sản” khởi hành từ Ga Hà Nội - Ga Long Biên - Ga Gia Lâm đi qua cây cầu Long Biên lịch sử sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ mà Lễ hội muốn dành tặng cho công chúng tham gia.

Bên cạnh tuyến tổ chức chính từ Bốt nước Hàng Đậu, cầu Long Biên, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Bảo tàng Hà Nội.. Lễ hội được thực hiện trên diện rộng các quận huyện dọc hai bên bờ sông Hồng như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Mê Linh, Phú Xuyên, Gia Lâm… là những nét mới cho thấy một tinh thần sáng tạo đã lan tỏa tới đông đảo người dân.

Ngày hội cho giới sáng tạo và khán giả yêu thích nghệ thuật

Trong thời gian ngắn, các phân xưởng Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã trở thành một Không gian triển lãm với 16 triển lãm kết hợp hiệu ứng thị giác mới lạ, các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc như triển lãm “Thuỷ Phủ” của họa sĩ Trịnh Minh Tiến, triển lãm “Tiếng gọi” của họa sĩ Thu Trần, triển lãm “Chuyển động ngoại biên” của nhóm nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế trong dự án Tháng Thực hành nghệ thuật - MAP 2023 của Heritage Space …. Đặc biệt, lần đầu tiên công chúng sẽ được chiêm ngưỡng “Đầu tàu máy” đầu tiên của ngành đường sắt Việt Nam và những câu chuyện thú vị xung quanh đó. Hệ sinh thái tại nhà máy cũng là nguồn cảm hứng khi được các nghệ sĩ trẻ nâng niu trở thành ý tưởng khi trình diễn nghệ thuật Graffiti tại các không gian.

Không gian tổ chức triển lãm.

Không những vậy, công chúng Thủ đô sẽ được hòa nhịp không khí Lễ hội , đồng thời trở thành một phần của quá trình sáng tạo các tác phẩm, qua các sự kiện đa dạng và mang tính tương tác cao như: các hoạt động cộng đồng tại khu vực bãi giữa; cuộc thi thiết kế cộng đồng, sân chơi cộng đồng cho trẻ em từ vật liệu tái chế.

Mặt khác, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo sẽ có 2 Hội thảo về “Phát triển xây dựng công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp” và “Mạng lưới Thành phố Sáng tạo” và chuỗi 15 Toạ đàm nhằm đề xuất những giải pháp ngắn hạn, dài hạn để Hà Nội thực sự trở thành một trong những Thành phố sáng tạo.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2023 biến các di sản thành không gian sáng tạo.

Với sự tham gia của các trường đại học trong nước và quốc tế, Hội đồng Anh, các nghệ sĩ, các HUB sáng tạo, các chủ đề thảo luận sẽ là những cơ sở đề xuất thể hiện sự chung tay của giới chuyên môn, nhà sáng tạo với các nhà quản lý cùng hướng tới mục tiêu quan trọng để Hà Nội tiếp tục khẳng định và quyết tâm hiện thực hóa khát vọng đổi mới sáng tạo trong bối cảnh thế giới phát triển không ngừng. Cũng như định hướng xây dựng đô thị thông minh, đô thị sáng tạo… dựa trên xu thế tiến bộ của thời đại, lấy nền tảng văn hóa truyền thống và tính sáng tạo làm điểm tựa cốt lõi, vì mục tiêu phát triển bền vững.

 

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 danh nghĩa tổ chức bởi UBND Thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam, do Sở VH&TT, Tạp chí Kiến trúc triển khai với sự đồng hành của Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc UN-Habitat, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND quận Long Biên, quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình và các quận, huyện, cùng các đơn vị, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và hàng trăm nhà sáng tạo, nghệ sĩ... phối hợp thực hiện.

Qua 3 năm thực hiện, Lễ hội Thiết kế sáng tạo đã khẳng định vai trò là một trong những hoạt động thường niên ấn tượng, hấp dẫn nhất nhằm thể hiện cam kết của Thành phố Hà Nội là TP Sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế được UNESCO công nhận.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ