Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đào tạo khởi nghiệp cho học sinh... không dễ

Kinhtedothi - Giáo dục về khởi nghiệp là nhân tố quan trọng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên, các trường phổ thông đã gặp bất cập khi triển khai. Phải có cách để đào tạo khởi nghiệp là vấn đề được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đặt ra để các chuyên gia, nhà trường tìm giải pháp.

Trở ngại khi dạy STEM
Đến nay, sau 3 năm thực hiện giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp ở các trường phổ thông theo Quyết định số 1665 của Thủ tướng Chính phủ đã cho thấy thực tế còn rất nhiều khó khăn, bởi vấn đề nhận thức, nội dung chương trình vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành. Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả vẫn nặng về điểm số. Bởi vậy, khi triển khai giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS), cô Dương Thị Thu Hà – Giáo viên trường THPT Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã gặp những trở ngại.
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian hàng của NXB Giáo dục Việt Nam tại Ngày hội khởi nghiệp. Ảnh: Trần Oanh
“Phụ huynh hỏi làm một dự án STEM tốn nhiều thời gian, liệu con tôi thi tốt nghiệp có đỗ không? Khi tôi bảo HS lớp 12 làm cái này đi, các con nói làm suốt thì không có thời gian học thi tốt nghiệp THPT và đại học. Còn bảo các con làm dự án để tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật thì gặp khó khăn rất nhiều.” – cô Dương Thị Thu Hà chia sẻ. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến băn khoăn, trường phổ thông sẽ triển khai dạy học STEM như thế nào khi chuẩn đầu ra là thi tốt nghiệp THPT sẽ giữ ổn định đến năm 2025?

Trong khi đó, theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT Đỗ Đức Quế, giáo dục STEM không nên quá phức tạp. STEM là giáo dục đời sống hằng ngày, bài học STEM có thể là trồng cây ngoài cửa sổ để giúp HS phát triển năng lực và phẩm chất, chứ chưa cần đến dự án lớn lao. Giáo dục cho HS học hằng giờ, hằng tuần, thời gian dài chứ không phải trong 2 – 3 tháng hướng dẫn các em nghiên cứu một dự án lớn, đỉnh cao của khoa học kỹ thuật rồi đi thi. Mục tiêu giáo dục của STEM là trải dài từ THCS đến THPT.

Rất cần những câu lạc bộ khởi nghiệp chuyên nghiệp

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, để giáo dục khởi nghiệp thì trước tiên phải gieo vào cho HS hiểu về khởi nghiệp và quy trình thực hiện. Muốn tạo ra được môi trường đó, chính là câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp và các tổ chức trải nghiệm. CLB khởi nghiệp là một loại hình trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa – trường Đại học (ĐH) Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, HS có năng lực, năng khiếu với loại hình nào thì lựa chọn và tham gia CLB ở lĩnh vực đó để vừa phát triển sở thích đồng thời hướng nghiệp. Việc lập ra các CLB không khó nhưng duy trì hoạt động không dễ. Chính vì thế, các trường cần hỗ trợ để CLB trở thành đời sống của HS. Theo PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, muốn các CLB hoạt động chuyên nghiệp phải dựa trên những bằng chứng khoa học, đặc điểm nhân cách của tất cả HS và những nhóm nghề nghiệp. Thậm chí, CLB khởi nghiệp hoạt động theo sự phát triển của vùng miền, nhu cầu của địa phương, xã hội.
Người phụ trách CLB là giáo viên chuyên trách, được bồi dưỡng tìm hiểu thêm kiến thức để phát triển CLB. Cũng cần có những tài liệu chính quy để xây dựng và phát triển CLB theo từng giai đoạn. Khởi nghiệp đối với HS phổ thông không dễ, vì thế, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ mong giáo viên là người giúp gieo vào HS sự đam mê, đồng thời, hướng HS học không phải để thi mà có năng lực để sau này ra cuộc sống, giải quyết công việc tốt hơn là đã thành công.

"Nền giáo dục hiện đang chuyển dần từ truyền thụ kiến thức sang giáo dục tiếp cận năng lực, phẩm chất. Bước chuyển này đòi hỏi phải có nhiều cố gắng và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ. Bộ GD&ĐT đã từng bước thay đổi cách đánh giá. Chắc chắn sẽ thay đổi ma trận, mô hình kiểm tra sắp tới theo hướng mở." - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

28/12/2024 | 20:23

Kinhtedothi - Năm 2025, những nhà khởi nghiệp (start-up) cần chú trọng tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp giữa thị trường ngách (niche market) và thị trường đại chúng (mass market) để tránh rơi vào những rủi ro không đáng có trong bối cảnh chi tiêu theo hướng bền vững của nước ta hiện nay.

Hà Nội: độc đáo ống hút từ rau củ thân thiện với môi trường

Hà Nội: độc đáo ống hút từ rau củ thân thiện với môi trường

22/12/2024 | 19:52

Kinhtedothi -Trước vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa ngày một nhức nhối, anh Lê Văn Tám - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp sông Hồng (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã dành nhiều năm nghiên cứu, chế tạo ra những chiếc ống hút từ nguyên liệu chính là bột rau, củ.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại Techfest Vĩnh Phúc 2024

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại Techfest Vĩnh Phúc 2024

03/12/2024 | 10:36

Kinhtedothi - Với chủ đề “Vĩnh Phúc - Tiên phong sáng tạo, khát vọng đổi mới”, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II (Techfest Vĩnh Phúc 2024) dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 12/2024.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ