Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dấu ấn mùa Thu cách mạng 1945 qua những tài liệu lịch sử

Từ mùa Thu cách mạng 1945, cả dân tộc đã đi qua chặng đường nhiều mất mát, đau thương nhưng cũng không ít vinh quang, kiêu hãnh. Cảm thức chung mỗi dịp Thu sang vừa là sự ngưỡng vọng về những giá trị thiêng liêng của cuộc trường chinh “sáng chắn bão giông, chiều che nắng lửa” vừa là ước vọng về sự đổi thay, vươn mình của đất nước.

Những hiện vật, tài liệu (báo chí, truyền đơn…) về thời kỳ cách mạng sục sôi mang đến cả niềm tự hào và nỗi khắc khoải cho cả những người từng bước qua cuộc chiến và lớp hậu sinh.
Họa bản báo Việt Nam Độc Lập - cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao-Bắc-Lạng, năm 1945. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Báo Cờ Giải Phóng (Cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương) - Số 2, ngày 26/8/1943. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Báo Tranh đấu (Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam) - Số 1, ngày 15/8/1930. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Báo Dân chúng (Cơ quan của lao động và dân chúng Đông Dương) - Số 24, ngày 12/10/1938. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Truyền đơn của Việt Minh tố cáo tội ác của phát-xít Nhật ở Đông Dương, kêu gọi đồng bào đứng lên đánh đuổi Nhật-Pháp, giành độc lập. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Truyền đơn của Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân chống Nhật cứu nước. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Truyền đơn của tổ chức Việt Nam Công giáo kháng Nhật cứu quốc hội (trong Mặt trận Việt Minh) kêu gọi đồng bào công giáo tham gia đánh Nhật cứu nước. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Một số truyền đơn của Mặt trận Việt Minh. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc, ngày 13/8/1945. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
''Tiến quân ca'' (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tin tài trợ