Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dầu Brent tăng 2,45 USD/thùng

Kinhtedothi - Khi thị trường lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung khiến giá dầu ngày 12/1 có xu hướng tăng mạnh, dầu Brent tăng 2,45 USD/thùng so với cùng thời điểm.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 12/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 81,25 USD/thùng, tăng 0,03 USD/thùng trong phiên. So với cùng thời điểm ngày 11/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2022 đã tăng tới 2,64 USD/thùng.

Còn giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 83,61 USD/thùng, giảm 0,11 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 2,45 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 11/1.

Ảnh minh họa.

Nhận định của các chuyên gia, khi thị trường lại dấy lên những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung khiến giá dầu ngày 12/1 có xu hướng tăng mạnh.

Sau 2 phiên giảm giá liên tiếp do lo ngại số ca nhiễm mới Covid-19 tăng vọt, giá dầu đã lấy lại đà tăng trong phiên 11/1 khi những lo ngại này dần hạ nhiệt bởi các đánh giá mới nhất về Omicron cho thấy biến thể này có thể là hồi kết của đại dịch.

Ngoài ra, năng lực sản xuất hạn chế của một số nước thành viên OPEC+ khiến mục tiêu tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày trong tháng 12/2021, và có thể cả những tháng đầu năm 2022 cũng là tác nhân thúc đẩy giá dầu đi lên.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do giới đầu tư lo ngại tình trạng bất ổn ở Kazakhstan có thể đặt thị trường năng lượng thế giới trước những rủi ro lớn.

Kazakhstan hiện sản xuất hơn 40% urani trên thế giới, nguyên liệu chính cho các lò phản ứng hạt nhân. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ một sự gián đoạn nào về nguồn cung urani sẽ đẩy nhiều nền kinh tế vào tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng.

Là nước thành viên của OPEC+, Kazakhstan hiện đang khai thác khoảng 1,6 triệu thùng dầu/ngày. Bởi vậy, nếu tình trạng bất ổn ở quốc gia Trung Á này không sớm được giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu thô sẽ lớn hơn.

Bên cạnh đó, Kazakhstan còn được biết đến là nước xuất khẩu than đá hàng đầu. Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm 2018, Kazakhstan là nước xuất khẩu than và dầu thô lớn thứ 9 thế giới và đứng thứ 12 về khí đốt tự nhiên.

Với những dữ liệu trên, giới đầu tư lo ngại nếu tình trạng bất ổn ở Kazakhstan kéo dài, thị trường năng lượng toàn cầu có thể phải đối diện với sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, trong đó có dầu thô.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ