Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đâu chỉ riêng Chin-su

Kinhtedothi - Câu chuyện hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công ty Masan bị thu hồi tại Nhật Bản đã khiến người tiêu dùng Việt Nam “chột dạ” bởi bếp ăn của nhiều gia đình đều đang sử dụng loại tương ớt này.

 Hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công ty Masan bị thu hồi tại Nhật Bản
Được biết, đến thời điểm này, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía cơ quan quản lý Nhật Bản cũng như cơ quan quản lý ATTP quốc tế. Dù cơ quan này đã lên tiếng rằng, chất axit benzoic có trong Chin-su ở ngưỡng an toàn, rằng mỗi ngày ăn không quá 2 chai sẽ không gây hại nhưng người tiêu dùng vẫn chưa thực sự yên tâm. Họ băn khoăn là bởi, vì sao một đất nước luôn đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu và có tuổi thọ cao như Nhật Bản lại cấm axit benzoic trong tương ớt? Cùng là thể trạng người Á Đông, vì sao Nhật kỹ càng với phụ gia đến vậy, còn Việt Nam lại cho phép sử dụng? Nguy cơ với sức khỏe người Việt Nam có phải bị xem nhẹ hay không? Thậm chí nhiều người còn lo lắng nguy cơ ung thư khi nghe thông tin acid benzoic kết hợp với chất khác vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng có hại.
Những băn khoăn, lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, đặc biệt khi vấn đề ATTP khó kiểm soát như hiện nay. Và liệu các nhà sản xuất khi sử dụng chất phụ gia này có tuân thủ đúng các nguyên tắc được cơ quan có thẩm quyền quy định và kiểm soát chặt chẽ để tránh mối nguy cho sức khỏe người tiêu dùng hay không? Khâu kiểm định chất lượng sản phẩm liệu đã chặt chẽ hay chưa? Trên thực tế, có quá nhiều vụ vi phạm ATTP bị phanh phui, phát hiện khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào hệ thống quản lý.
Riêng câu chuyện chai tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản, Bộ Y tế viện dẫn quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) cho phép tương ớt sử dụng axit benzoic với hàm lượng 1.000mg/kg sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế cũng nên nghiên cứu lại quy định các phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Vì sao nhiều nước cấm sử dụng mà Việt Nam lại cho phép? Đặc biệt cần giải thích rõ trước thông tin từ phía Nhật Bản cho rằng, axit benzoic khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo ra chất gây ung thư, trong khi đó, tương ớt lại chứa nhiều vitamin C. Ngoài ra, nếu dùng phụ gia này bảo quản các thực phẩm khác chứa vitamin C thì sao, liệu có nên dùng? Người tiêu dùng vẫn chờ động thái tiếp theo từ phía Bộ Y tế, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc để người dân yên tâm sử dụng.
Không chỉ chai tương ớt Chin-su, hiện nay trên thị trường còn nhiều sản phẩm hàng hóa, nước giải khát, thực phẩm... ghi trên bao bì "Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không được xuất khẩu". Những dòng chữ này khiến cho không ít người tiêu dùng giật mình lo lắng: Phải chăng tiêu chuẩn đối với hàng hóa nội địa tại Việt Nam thấp hơn so với thị trường xuất khẩu khác?
Ở một khía cạnh khác, về phía người tiêu dùng, ngoài việc lo lắng, băn khoăn khi Chin-su chứa chất acid benzoic thì cũng nên tìm hiểu, lựa chọn kỹ về thực phẩm dùng hàng ngày. Và đâu chỉ chai Chin-su nhỏ bé, mà nhiều người vẫn thản nhiên trước sở thích ăn tiết canh, gỏi cá, nem chua, thịt tái… cho dù rất nhiều trường hợp phải nhập viện và tử vong vì nhiễm liên cầu khuẩn cùng hàng trăm, hàng nghìn trường hợp nhiễm sán vì ăn uống mất vệ sinh. Những thói quen ăn uống này còn đáng sợ hơn rất nhiều.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ