Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đầu tư Condotel: Lợi nhuận cao đi đôi với rủi ro tiềm ẩn

Kinhtedothi - Căn hộ condotel với mức cam kết lợi nhuận từ 8-12% mỗi năm được cho là hấp dẫn song chưa đảm bảo tính khả thi, trong khi đó vấn đề pháp lý đối với loại hình Condotel vẫn chưa được quy định trong các luật liên quan.

Tại Hội thảo "Đầu tư vào đâu lợi nhuận cao và bền vững?" do báo Thanh Niên tổ chức ngày 28/5, nhiều chuyên gia thừa nhận các cam kết lợi nhuận của kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam hiện ở mức lý tưởng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó nhiều ý kiến lo ngại nếu không sớm hoàn thiện hệ thống luật pháp về Condotel, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.
 Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo.
Các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng second home và đặc biệt là condotel có ưu điểm là đáp ứng nhu cầu đa dạng như vừa có thể dùng để nghỉ dưỡng, khai thác cho thuê và vừa tích lũy tài sản. Tuy nhiên, rủi ro cũng từng diễn ra trong thực tiễn, có nhiều đơn vị cam kết lợi nhuận cho nhà đầu tư trên 10% một năm trong cả thập niên nhưng sau đó do không đủ tiềm lực tài chính, không chạy theo được dự án, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Trong khi đó, thởi hạn sở hữu lại bị giới hạn, cụ thể bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam chỉ được cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất có thời hạn (mức phổ biến là 30-50 năm). Đây cũng là một hạn chế và trở ngại tâm lý đối với nhà đầu tư so với các loại hình bất động sản được sở hữu lâu dài.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoRea) cho biết, “second home" thì 90% là để kinh doanh và 10% để tiêu dùng nó. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam chỉ có khoảng 13% dân số là thuộc tầng lớp trung lưu. Nhưng theo đánh giá của Việt Nam tầng lớp đó là 35% và cơ hội để tăng thu nhập của chúng ta, trong vòng 10 năm nữa con số này có thể lên 50 - 55%.
Căn nhà thứ hai không chỉ nằm trong các khu du lịch nghỉ dưỡng vì có thể thông qua ứng dụng Airbnb thì căn hộ tại TP Hồ Chí Minh cũng có thể thực hiện cho thuê. Ngoài ra còn có phương thức chứng khoán hóa bất động sản. Đây là hình thức hoàn toàn mới là chia nhỏ giá trị bất động sản đó thành từng cổ phần để giao dịch trên sàn chứng khoán. Như vậy việc đầu tư vào căn nhà thứ hai còn có nhiều hình thức mới và mọi người đều có thể tham gia. Nhưng cũng cần nghiên cứu tiếp để tránh những rủi ro lừa đảo.
 Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có cam kết lợi nhuận khủng nhưng không có cơ sở đảm bảo
Đặc biệt theo ông Châu, mô hình condotel không chỉ nằm ở khu vực ven biển và hải đảo mà có thể nằm ngay trên sông, trên Sapa, Tam Đảo. Việt Nam có lợi thế về du lịch cực kỳ lớn. Đó là một ngành công nghiệp không khói và chúng ta hoàn toàn có thể tính toán đầu tư vào căn nhà thứ hai. Nhà nước định hướng phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn, tốc độ tăng trưởng hằng năm không thấp hơn 16% nên việc phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng là cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay tính pháp lý của condotel còn là nhược điểm.
“Tôi nghiên cứu kỹ về các luật có liên quan, người mua căn hộ phải được cấp sổ đỏ nhưng rất tiếc từ 2008 đến nay, có tình trạng một số tỉnh cấp sổ đỏ cho người mua condotel ghi trên đó là sở hữu ổn định lâu dài, không hình thành giá trị ở. Điều đó hoàn toàn trái với quy định của luật Đất đai. Ví dụ khi có kết luận của thanh tra thì Đà Nẵng cấp lại sổ đỏ nhưng lại trừ mất thời gian 11 năm và chỉ còn 39 năm là thiệt hại cho người dùng. Vì vậy tôi kiến nghị cấp lại sổ đỏ nhưng vẫn có thời gian sở hữu 50 năm hoặc theo thời hạn của dự án đó cho người mua condotel”, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Châu cũng lưu ý việc cam kết lợi nhuận về condotel của nhiều chủ đầu tư rất cao, từ 8-12%/năm nhưng lại không có biện pháp để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện theo cam kết. Vì vậy tính khả thi chưa đảm bảo.
Đối với các nhà đầu tư thứ cấp ông Châu khyên cần phải đầu tư thông minh mà không theo cảm xúc, để tránh các rủi ro. Riêng một số chủ đầu tư, ông Châu lưu ý cần nghiên cứu kỹ thị trường để tránh hiện tượng bão hòa về condotel.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, TP hiện rất quan tâm đến việc phát triển quỹ đất, nhà ở cho người dân. Mới đây TP đã trình Chính phủ quy hoạch lại đến 2030 và dành quỹ đất trên 8.000 ha vừa gồm đất ở đô thị, nông thôn và chỉnh trang phục vụ các dự án đầu tư mới.
Hiện nay TP đang tập trung nhiều vào nhu cầu nhà ở của người dân, sẽ sát cánh với các doanh nghiệp, hiệp hội để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân. Chính vì vậy thành phố cũng có nhiều kiến nghị về lĩnh vực đất đai, xây dựng và đầu tư để sớm đưa các dự án nhà ở hoàn tất vào phục vụ nhu cầu của người dân.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sổ đỏ bị sai thông tin phải xử lý ra sao?

Sổ đỏ bị sai thông tin phải xử lý ra sao?

26/11/2024 | 15:40

Sổ đỏ sai thông tin của người được cấp sổ hoặc sai thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất... cần phải thực hiện thủ tục đính chính thông tin.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ