Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai) xứng tầm là di tích quốc gia đặc biệt

Kinhtedothi - Chùa Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai xứng đáng được nâng hạng lên di tích quốc gia đặc biệt bởi những giá trị độc đáo về kiến trúc nghệ thuật. Di tích cần được quan tâm, phát huy trở thành điểm du lịch tâm linh và kiến trúc tầm cỡ quốc gia.

Ngày 22/8, UBND huyện Thanh Oai phối hợp với Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị Thông qua dự thảo hồ sơ đề nghị nâng cấp xếp hạng di tích chùa Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai là di tích quốc gia đặc biệt.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ánh Ngọc 

Độc đáo về kiến trúc nghệ thuật

Chùa Bối Khê có tên chữ là “Đại Bi tự”, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong vùng với không gian, cảnh quan và môi sinh rộng, thông thoáng, là ngôi Già lam cổ tự được khởi dựng từ thời Trần trên bờ Đỗ Động giang.

Toàn cảnh chùa Bối Khê nhìn từ trên cao. Ảnh: Ánh Ngọc

Chùa tọa lạc theo thế “Phượng chủy”, nghĩa là ngôi chùa nằm gọn trên đầu con phượng như đang tung cánh: Phía trước là cánh đồng và bãi đất trống cùng những cây cổ thụ và dòng Đỗ Động giang. Từ ngũ môn quan tới tam quan là cây cầu nhỏ vắt ngang trông tựa như mỏ phượng. Hai bên sườn Tam bảo là 2 giếng đá cổ trông tựa như đôi mắt; phần đất hình tam giác vắt sang làng Hưng Giáo (xã Tam Hưng) tựa đuôi cong.

 

Thanh Oai xác định chùa Bối Khê là di tích có giá trị đặc biệt của địa phương. Trong hiện tại và tương lai, chùa Bối Khê là điểm du lịch văn hóa tâm linh nằm trong tuyến chùa Hương (Mỹ Đức), đền Đức Thánh Cả (Ứng Hòa) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của huyện nói riêng và du lịch liên kết vùng các huyện phía Nam Hà Nội nói chung.

Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan

Chùa Bối Khê có kết cấu “tiền phật, hậu thánh”, “nội công, ngoại quốc”, hướng Tây, bao gồm các hạng mục: Đền Đức Ông, vườn tháp, Ngũ môn quan, cầu gạch, tam quan, nhà bia - sắp lễ, chùa Phật (tiền đường, thiêu hương, thượng điện, tả - hữu hành lang); điện Thánh (đại bái, ống muống, hậu cung), nhà Tổ - nhà Mẫu và nhà khách.

Ngôi chùa còn giữ được khá nhiều dấu tích từ ngày khởi dựng. Đặc biệt, chùa còn bảo lưu được bệ đá hoa sen thời Trần, chim thần Garuda tạc bằng gỗ ở đầu đao thượng điện, chân đèn đá, tượng và gạch thời Mạc, tượng thời Lê có giá trị nghệ thuật rất cao. Đặc biệt, ở phần điện Thánh kết cấu theo kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái đao cong được đón đỡ bởi hệ thống đấu cũng là một tuyệt tác của nghệ thuật tạo hình.

 

Một số nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo của chùa Bối Khê. Ảnh: Ánh Ngọc 

Di tích chùa Bối Khê đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1979. Ở chùa, hằng năm diễn ra lễ hội vào đầu mùa Xuân, diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Giêng (âm lịch). Ngoài ra, tại chùa còn có lễ hội cầu mưa và tục kết chạ giữa hai làng Bối Khê và Tiên Lữ.

Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan khẳng định, việc nâng cấp di tích không chỉ đáp ứng nguyện vọng, lòng mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thanh Oai nói riêng mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Thủ đô Hà Nội và đất nước nói chung; tạo điều kiện cho Nhân dân và du khách thập phương đến thưởng ngoạn, chiêm bái di sản vô giá.

Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan phát biểu tại hội nghi. 

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan T.Ư, TP, trải qua quá trình xây dựng, dự thảo hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý đề nghị nâng cấp xếp hạng chùa Bối Khê là di tích Quốc gia đặc biệt đã được hoàn thiện.

“Cán bộ và Nhân dân huyện Thanh Oai mong muốn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ VHTT&DL, lãnh đạo TP Hà Nội, Sở VH&TT Hà Nội, các cơ quan T.Ư, TP, các nhà khoa học, nhà quản lý tiếp tục đóng góp ý kiến vào dự thảo hồ sơ đề nghị nâng cấp xếp hạng để di tích chùa Bối Khê sớm được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt” – ông Bùi Hoàng Phan nhấn mạnh.

Làm sáng tỏ những điểm đặc biệt của di tích

Quan tâm đến những điểm độc đáo của di tích, PGS.TS Trần Lâm Biền nêu ý kiến: Chùa Bối Khê có nhiều điểm đặc biệt cần được nêu bật trong hồ sơ. Thứ nhất là chùa có phần nền cao hơn mặt bằng chung, có kiến trúc trạm khắc trên gỗ đặc trưng có vết tích từ thời nhà Trần mà cả nước chỉ có 2 ngôi chùa có (chùa Bối Khê và chùa Thái Lai). Đây là nét kiến trúc đặc biệt cần nói tới.

 
 

Thứ hai là kiến trúc điện thánh. Thứ ba là nghệ thuật điêu khắc về tượng, bàn thờ Phật, nhang án gỗ, tượng Đức Ông… đều xác định niên đại thời Trần một cách rõ nét. Bên cạnh đó, chùa thờ Đức thánh Bối và câu đối pháp vũ nói lên đất này cao và có hiện tượng cầu mưa. Về phù điêu trang trí, hồ sơ cần lưu ý đến những bộ vì cổ mang niên đại của thời Mạc.

Đồng quan điểm về niên đại hình thành, PGS.TS Nguyễn Công Việt - Viện Nghiên cứu Hán Nôm phân tích: Chùa Bối Khê được xây dựng từ thời Trần là hoàn toàn có cơ sở, có thể từ trước đó đã có ngôi chùa cổ. Về hồ sơ, cần tập trung đề cập nhiều hơn về kiến trúc nghệ thuật, toàn bộ cấu trúc của chùa, nêu bật giá trị kiến trúc mang sắc thái của thời Trần.

Đối với pháp vũ (cầu mưa) liên quan tín ngưỡng dân gian; nghi thức hành lễ pháp vũ là lễ hội phi vật thể cũng cần được lưu ý để phát huy giá trị văn hóa. Đặc biệt, hồ sơ cần nêu bật lên giá trị nghệ thuật của kiến trúc (tượng Phật, bia đá, biển gỗ…), bởi tất cả đều có giá trị là hệ thống văn bằng của di tích. “Chùa Bối Khê có bề dày lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc xứng đáng được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt” – PGS.TS Nguyễn Công Việt khẳng định.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị. Ảnh: Ánh Ngọc

Ở góc độ quản lý nhà nước, TS Nguyễn Minh Khang – Cục Di sản (Bộ VHTT&DL) nêu quan điểm: Chùa Bối Khê xứng đáng là di tích tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển kiến trúc Việt Nam, xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt. Về hồ sơ, cần đề cập rõ về thực trạng và phương hướng phát triển; chủ thể quản lý (trước công nhận và sau công nhận là di tích quốc gia đặc biệt).

Nhất trí với ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng: Hồ sơ nâng hạng di tích quốc gia lên di tích quốc gia đặc biệt phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí. Do đó, huyện Thanh Oai và Sở VH&TT Hà Nội cần tập trung bổ sung, nâng cấp hồ sơ. Quan trọng nhất là làm nổi bật được kiên trúc nghệ thuật có những gì đặc biệt, dấu vết của niên đại nào, khác so với các di tích khác.

Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trần Thị Vân Anh khẳng định: “Qua các ý kiến góp ý của các chuyên gia, chúng tôi thấy rằng việc đối chiếu với các quy định của luật di sản và những nghị định thông tư hướng dẫn về việc lập hồ sơ để xếp hạng di tích là vô cùng quan trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với các ý kiến đóng góp của các đại biểu đã phát biểu trong hội nghị và tôi cũng đề nghị là chúng ta phải có nhận thức tư duy về việc lập hồ sơ đảm bảo các tiêu chí khoa học và thuyết phục bằng hệ thống văn bằng”.

Cũng theo bà Trần Thị Vân Anh, việc lập hồ sơ là cơ sở quan trọng để địa phương làm tốt công tác truyền thông về di tích văn hóa. Qua đó, các tầng lớp Nhân dân địa phương hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích mà cha ông ta để từ đó có cách ứng xử đúng mực với di tích, cũng đồng nghĩa với trách nhiệm tri ân, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.

 

Trước những ý kiến đóng góp của chuyên gia, kiến nghị của huyện, Sở sẽ phối hợp các đơn vị hoàn thiện hồ sơ, văn bản trình UBND TP đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định xếp hạng chùa Bối Khê là Di tích quốc gia đặc biệt.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ